arrow-menu

Vay thế chấp là gì? Hướng dẫn vay thế chấp đầy đủ và chi tiết nhất

Cùng với vay tín chấp, vay thế chấp là một hình thức vay rất phổ biến, được nhiều người biết đến và sử dụng khi có nhu cầu cần huy động vốn. Trong bài viết này, hãy cùng Piggyy tìm các hiểu thông tin cụ thể hơn về dịch vụ vay tiền hấp dẫn này.

Đọc thêm

Được viết bởi: Piggyy

Đơn vị cho vay thế chấp uy tín

Đánh Giá

4.1/5
BIDV

BIDV – Ngân hàng tiêu biểu với nhiều đặc quyền cho khách hàng

Đánh Giá

4.8/5
Sacombank

Sacombank – Ngân hàng có nhiều ưu đãi nhất dành cho khách hàng. Đừng bỏ lỡ!

Đánh Giá

4.1/5
Vietcombank

Vietcombank – Ngân hàng dẫn đầu với nhiều ưu đãi khủng

Đánh Giá

4.3/5
Agribank

Agribank – Hỗ trợ khách hàng vay vốn với định giá tốt nhất

Đánh Giá

4.2/5
Techcombank

Techcombank – Nhiều sản phẩm và ưu đãi tốt nhất hiện nay. Đừng bỏ lỡ!

Vay thế chấp là gì?

 

Vay thế chấp là dịch vụ cho vay tiền bên đi vay sẽ cần đem tài sản của mình để thế chấp cho khoản vay tương ứng. Các tài sản có thể đem cầm cố là xe máy, ô tô, nhà cửa, đất đai, trang sức, đồng hồ và nhiều hiện vật có giá trị hợp pháp khác. Lưu ý rằng tài sản đem thế chấp cho khoản vay phải là tài sản chính chủ của người đi vay.

 

Phân loại các hình thức vay thế chấp

 

Vay thế chấp rất đa dạng về loại hình, có thể phân chia theo cách tính lãi suất hoặc, tài sản đem thế chấp hoặc theo mục đích vay để sử dụng. Tùy theo mục đích vay của từng đối tượng mà bên vay sẽ cần lựa chọn khoản vay và loại hình vay tương ứng. 

 

Phân loại vay thế chấp theo lãi suất

Với tiêu chí này, vay thế chấp được chia ra làm 3 loại, là vay có lãi suất cố định, vay lãi suất thả nổi và vay lãi suất hỗn hợp.

 

  • Vay lãi suất cố định: Lãi suất vay này được quy định theo từng ngân hàng và không bị ảnh hưởng bởi thị trường cho vay, cố định trong suốt thời kỳ vay vốn. Khi lãi suất thị trường tăng cao thì bên vay cũng không cần lo lắng vì lãi suất luôn cố định. 
  • Vay lãi suất thả nổi: Với gói vay này, bên vay và bên cho vay sẽ liên tục cần theo dõi thị trường cho vay để xem xét lãi suất và tính toán khoản tiền cần thanh toán. Mức lãi suất có thể được điều chỉnh theo tuần, hoặc theo tháng, tùy theo từng đơn vị. 
  • Vay lãi suất hỗn hợp: Gói vay này có sự kết hợp của lãi suất thả nổi và lãi suất cố định. 

 

Phân loại vay thế chấp theo mục đích sử dụng vốn

Xét theo mục đích vay tiền, vay thế chấp có thể chia làm nhiều loại đa dạng như vay kinh doanh, vay du học, vay tiêu dùng, vay mua xe, vay xây sửa nhà. Cụ thể dưới đây là đặc điểm của những loại hình vay này:

 

  • Vay kinh doanh: Vay tiền để đầu tư kinh doanh đa dạng lĩnh vực, kỳ hạn linh hoạt.
  • Vay du học: Gói vay hỗ trợ tiền học phí, chi phí ăn ở khi du học, chi phí hồ sơ 
  • Gói vay tiêu dùng: Sử dụng để mua đồ đạc gia đình, ăn uống, chi phí học hành cho con cái, hỗ trợ cưới xin và các mục đích tiêu dùng khác. 
  • Gói vay mua xe trả góp: Hỗ trợ mua xe máy, mua ô tô 
  • Vay xây sửa nhà: Gói vay hỗ trợ người vay chi phí để sửa nhà, sửa bếp, lắp đặt nội thất,…
  • Vay mua nhà, mua đất: Hỗ trợ tiền cho bên vay mua nhà chung cư, nhà biệt thự, mua đất thổ cư có sổ đỏ. 

 

Phân loại vay thế chấp dựa vào tài sản của bên vay

Vay thế chấp tài sản được chia ra làm nhiều loại hình cho vay khác nhau. Trong đó, các tài sản phổ biến nhất được đem thế chấp là:

 

  • Vay thế chấp nhà, bất động sản: Người vay có thể đem cầm cố căn nhà, căn hộ chung cư, đất có sổ đỏ theo quy định. Thông thường, hình thức vay thế chấp sổ đỏ sẽ có mức vay lớn nhất, tới 100%. Trước khi đi vay thì bạn có thể tìm hiểu thông tin xem vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng nào rẻ nhất để nộp hồ sơ. 
  • Ô tô: Đem ô tô thế chấp thì cần phải là ô tô theo quy định của mỗi ngân hàng ( xe không hỏng hóc, hoặc phải là xe của thương hiệu uy tín,…)
  • Hàng hóa: Thông thường, các hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp khi vay thế chấp có thể dùng hàng hóa để cầm cố cho khoản vay (hàng hóa có thể là xăng dầu, hàng tồn kho tiêu dùng, các nguyên vật liệu).
  • Máy móc thiết bị: Tùy giá trị cũng như mức độ tiêu hao mà bên cho vay sẽ xem xét để cung cấp khoản vay tương ứng dành cho khách hàng. Thông thường, vay thế chấp ngân hàng dành cho đối tượng doanh nghiệp sẽ cho phép bên vay cầm cố máy móc để vay tiền. 

 

Các đơn vị cho vay thế chấp uy tín trên thị trường

 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều ngân hàng và công ty tài chính cho vay thế chấp. Lúc này vấn đề đặt ra là đơn vị nào cho vay uy tín nhất? Lãi suất vay thế chấp ngân hàng nào thấp nhất? Sau đây là một số thông tin về các gói vay từ những đơn vị cho vay thế chấp uy tín cung cấp để chọn ra dịch vụ vay tương ứng khi cần. 

 

Vay thế chấp Vpbank

Vay thế chấp ngân hàng là gì? Vay tiền tại Vpbank có lãi suất cao không? Nếu bạn còn đang băn khoăn thì hãy tham khảo qua một vài gói vay bên dưới nhé. Cụ thể về lãi suất vay thế chấp ngân hàng bạn hãy truy cập web để cập nhật tin mới nhất mỗi ngày. 

 

  • Gói vay cho HKD vay thế chấp sạp chợ: Cho vay hạn mức lớn 500 triệu, kỳ hạn vay 1 – 5 năm, lãi suất ưu đãi theo quy định. 
  • Vay qua bất động sản gửi tại ngân hàng: Cho vay 300 triệu, 65% giá trị BĐS gửi, kỳ hạn vay tối đa 5 năm, yêu cầu thu nhập tối thiểu 5 triệu/ tháng. 
  • Vay kinh doanh: cho vay 100% nhu cầu vốn, tới 10 tỷ, kỳ hạn vay tối đa 10 năm.
  • Vay mua nhà: Cho vay 75% giá trị BĐS cầm cố, tối đa 20 tỷ, vay tối đa 35 năm. 
  • Vay mua ô tô: Cho vay 85% giá trị xe, kỳ hạn vay tối đa 8 năm.
  • Vay tiền sửa nhà: Cho vay tối đa 25 năm, tối đa 3 tỷ, lãi suất linh hoạt. 

 

Gói vay thế chấp Techcombank

Techcombank đang triển khai rất nhiều gói vay thế chấp hấp dẫn cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Thông tin về kỳ hạn cũng như mức cho vay tùy thuộc vào từng dịch vụ mà đơn vị này cung cấp. Nếu bạn không biết vay thế chấp ngân hàng nào tốt nhất thì có thể tham khảo qua vài gói vay tại Techcombank

 

  • Vay du học: Hỗ trợ 85% tổng chi phí, cho vay 10 năm, lãi suất tối thiểu 10,99%/ năm. 
  • Vay xây sửa nhà: Cho vay tối đa 20 năm, tối đa 5 tỷ, lãi suất vay linh hoạt. 
  • Gói vay mua nhà: Cho vay lãi suất tối thiểu 6.69%/ năm, vay tối đa 35 năm. 
  • Vay mua xe: Cho vay tối đa 8 năm, 80% giá trị xe, lãi suất từ 6.7%/ năm. 
  • Gói vay tiêu dùng thế chấp: Lãi suất linh hoạt, vay tối đa 1 tỷ trong 7 năm. 
  • Vay kinh doanh: Cho vay tối đa 7 năm, lãi suất ưu đãi thấp. 

 

Gói vay thế chấp ngân hàng Agribank

Là một ngân hàng lớn tại Việt Nam, có rất nhiều gói vay thế chấp Agribank cho các khách hàng trên toàn quốc. Bạn có thể vay lưu vụ, vay với quy mô nhỏ hoặc vay thấu chi để sử dụng khi cần vốn. Agribank là một ngân hàng cho vay thế chấp lãi suất thấp hỗ trợ cho các tỉnh thành ở khắp các vùng miền. 

 

  • Vay lưu vụ: Cho vay tối đa 1 năm, lãi suất tùy từng thời kỳ.
  • Vay quy mô nhỏ: Hỗ trợ vay tối đa ba trăm triệu, vay linh hoạt thời gian. 
  • Vay thấu chi: Cho vay tối đa 1 năm, mức vay là 100 triệu. 
  • Gói vay tiêu dùng: Cho vay tối đa 100 triệu trong 12 tháng
  • Vay kinh doanh: Agribank cho vay tới 100% nhu cầu vốn, hỗ trợ lãi suất thấp

 

Dịch vụ vay thế chấp Vietcombank

Hiện nay, ngân hàng Vietcombank có nhiều gói vay thế chấp với mức lãi suất vay thế chấp thấp, giúp khách hàng có vốn để sử dụng mua nhà, mua xe, tiêu dùng. Bạn có thể tham khảo thông tin về từng sản phẩm vay thế chấp được cung cấp bên dưới để chọn ra gói vay phù hợp cho bản thân. 

 

  • Vay mua BĐS: Cho vay tối đa 20 năm, 100% giá trị BĐS.
  • Vay mua ô tô trả góp: Vay trong thời hạn 84 tháng, tối đa 100% nhu cầu vốn.
  • Gói vay kinh doanh: Hỗ trợ 4 gói vay linh hoạt, kỳ hạn 1 – 10 năm, mức cho vay tối đa 85%. 

 

Gói vay thế chấp Sacombank

Sacombank cung cấp gói vay thế chấp đa dạng, lãi suất được áp dụng theo quy định của nhà nước. Dưới đây là các hạng mục cho vay tại ngân hàng này:

 

  • Vay kinh doanh: Tối đa 70% giá trị BĐS, có thể lên đến hàng tỷ đồng.
  • Vay tiêu dùng: Có nhiều gói như vay du học, vay mua nhà, vay mua xe. Mức cho vay tối đa 100% nhu cầu vốn, kỳ hạn tới 30 năm. 
  • Vay linh hoạt: Cho vay lên tới 10 tỷ trong thời hạn 5 năm.

 

Vay thế chấp tại ngân hàng BIDV

BIDV cho vay thế chấp để kinh doanh, mua ô tô, du học và phục vụ cho nhu cầu nhà ở. 

 

  • Vay mua ô tô: 100% giá trị xe, cho vay 7 năm.
  • Vay tiền du học: Cho vay 100% chi phí du học và được vay tới 10 năm.
  • Vay kinh doanh: BIDV cho vay lãi suất cạnh tranh và kỳ hạn tối đa 5 năm. 
  • Gói vay nhu cầu nhà ở: Cho vay 100% nhu cầu, vay được 20 năm và lãi suất cạnh tranh. 

Đánh Giá

4.1/5
BIDV

BIDV – Ngân hàng tiêu biểu với nhiều đặc quyền cho khách hàng

Đánh Giá

Đánh Giá

4.8/5
Sacombank

Sacombank – Ngân hàng có nhiều ưu đãi nhất dành cho khách hàng. Đừng bỏ lỡ!

Đánh Giá

Đánh Giá

4.1/5
Vietcombank

Vietcombank – Ngân hàng dẫn đầu với nhiều ưu đãi khủng

Đánh Giá

Đánh Giá

4.3/5
Agribank

Agribank – Hỗ trợ khách hàng vay vốn với định giá tốt nhất

Đánh Giá

Đánh Giá

4.2/5
Techcombank

Techcombank – Nhiều sản phẩm và ưu đãi tốt nhất hiện nay. Đừng bỏ lỡ!

Đánh Giá

Đánh Giá

4.3/5
VPBank

VPBank – Ngân hàng có nhiều gói vay đa dạng nhất

Đánh Giá

So sánh vay thế chấp và vay tín chấp

 

Vay thế chấp và vay tín chấp đều là hai loại hình vay mà nhiều đơn vị đang cung cấp hiện nay. Mỗi loại hình vay lại có đặc điểm riêng, với ưu và nhược điểm thích hợp cho từng đối tượng. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt của vay thế chấp và vay tín chấp, bạn đọc hãy cập nhật nội dung được cung cấp sau đây. 

 

Dịch vụ vay thế chấpDịch vụ vay tín chấp
Khái niệmVay thế chấp là hình thức cho vay với yêu cầu bắt buộc là bên vay phải có tài sản bảo đảm cho khoản tiền vay ở ngân hàng/ công ty tài chính.Vay tín chấp hay còn gọi là vay không thế chấp, cho phép người vay không cần phải mang tài sản đi bảo đảm khoản vay. Bạn chỉ cần CMND cũng có thể vay tiền dễ dàng.
Đặc điểm
  • Tài sản được định giá cao, mức cho vay lớn, có thể lên đến hàng tỷ đồng.
  • Lãi suất ngân hàng vay thế chấp thấp hơn vay tín chấp.
  • Kỳ hạn cho vay lớn, có thể là vài chục năm.
  • Tài sản của khách hàng được bảo đảm an toàn trong khi vay vốn.
  • Chủ tài sản vẫn có toàn quyền sử dụng TSBĐ. 
  • Đa dạng tài sản thế chấp như nhà ở, xe hơi, đất có sổ đỏ, máy móc, hàng hóa.
  • Yêu cầu bắt buộc có tài sản thế chấp mới có thể vay tiền.
  • Thời gian giải ngân lâu hơn do phải định giá tài sản. 
  • Nợ xấu khó có thể vay tiền
  • Quy trình thủ tục vay thế chấp ngân hàng nhiều bước
  • Thủ tục vay nhanh chóng, đơn giản. 
  • Mức vay thấp, tối đa là vài trăm triệu
  • Mức lãi suất cho vay cao
  • Kỳ hạn cho vay ngắn, theo ngày hoặc theo tuần, theo tháng
  • Dễ vay tiền hơn vì không yêu cầu TSBĐ
  • Thời gian giải ngân sớm (có thể ngay luôn trong ngày)

 

Khi nào nên vay thế chấp?

Khi xem xét đặc điểm về 2 dịch vụ vay trên, bạn có thể nhận thấy vay tín chấp dễ vay hơn, nhưng hạn mức thấp và lãi suất cao. Ngược lại, vay thế chấp tuy vay khó vì có TSBĐ, nhưng mức vay lớn và lãi suất thấp. Tùy vào hoàn cảnh của bản thân mà bạn có thể quyết định lựa chọn loại hình vay cho thích hợp.

 

Nếu bạn không có TSĐB, cần gấp vốn trong ngày, có thể thanh toán đúng hạn để không nợ xấu thì nên vay tín chấp. Trường hợp bạn cần một số tiền lớn để mua nhà, mua xe, chữa bệnh thì có thể vay thế chấp và tìm đến ngân hàng có lãi suất thấp để tham gia. Vay thế chấp sẽ giúp bạn có khoản tiền đủ lớn để sử dụng và người vay được phép trả nợ dài hạn nên sẽ không cần lo lắng. 

 

Những lưu ý khi vay thế chấp

 

Khi đem tài sản đi vay thế chấp, có nhiều điều mà bên vay cần phải quan tâm:

 

  • Mức lãi suất vay: Bạn cần cân nhắc xem nên chọn lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định, đâu là ngân hàng cho vay lãi suất thấp nhất, lãi suất ưu đãi kéo dài trong bao lâu.
  • TSBĐ khoản vay: Tùy khoản vay cần sử dụng mà bạn nên tìm kiếm TSBĐ tương ứng. Nếu vay sửa nhà thì không cần đem thế chấp cả mảnh đất lớn, nhưng khi mua nhà thì có thể đem thế chấp tài sản có giá trị cao. 
  • Lưu ý kỳ hạn vay: Dù cùng là gói vay thế chấp nhưng các ngân hàng có thể chia ra làm kỳ hạn ngắn, trung, dài hạn. Bạn hãy xem xét nhu cầu vốn để đăng ký khoản vay thích hợp.
  • Khả năng tài chính: Cân nhắc tài chính trước khi vay giúp người vay có sự chủ động, có thể thanh toán sớm để giảm gánh nặng lãi suất.
  • Chọn đơn vị cho vay: Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn yên tâm hơn về tài sản của mình. Hãy chọn ngân hàng uy tín, có nhiều sự lựa chọn, có gói vay và lãi suất phù hợp nhất. 
  • Kế hoạch trả nợ: Hãy nhờ nhân viên lập bảng thanh toán ước lượng hàng tháng để có kế hoạch trả nợ rõ ràng.

Ưu điểm và nhược điểm khi vay thế chấp

 

Vay thế chấp có nhiều ưu điểm như hạn mức vay lớn, kỳ hạn dài. Tuy nhiên, hạn chế của dịch vụ này là bạn sẽ cần trả lãi lâu hơn cũng như bắt buộc có TSBĐ khi vay vốn. Còn nhiều ưu và nhược điểm nữa của loại hình vay thế chấp mà bạn có thể quan tâm trong bảng sau đây:

pros

ƯU ĐIỂM

  • Mức vay lớn hàng tỷ đồng
  • Lãi suất vay thấp hơn vay tín chấp
  • Lãi suất vay ổn định
  • Kỳ hạn vay lâu dài
  • Bên vay vẫn có quyền sử dụng TSBĐ
  • Đa dạng tài sản thế chấp
cons

HẠN CHẾ

  • Thời gian giải ngân lâu hơn
  • Nợ xấu không được vay tiền
  • Bắt buộc có TSBĐ mới có thể vay
  • Có khả năng mất quyền sở hữu tài sản

Những yếu tố mà bên cho vay thế chấp thường xem xét khi cho vay

 

Khi cho bất kỳ đối tượng nào vay tiền thế chấp, các ngân hàng hay tổ chức tài chính cho vay đều xem xét kỹ thông tin để đánh giá mức độ uy tín của bên vay. Dưới đây là một số yếu tố họ quan tâm trước khi cho khách hàng vay khoản tiền mong muốn:

 

  • Lịch sử tín dụng: Nếu lịch sử tín dụng của bên vay kém, có nợ xấu, thường trả chậm thì các ngân hàng sẽ không duyệt khoản vay của bạn. Dịch vụ vay thế chấp chỉ dành cho khách hàng có tín dụng tốt.
  • Giá trị TSBĐ: TSBĐ có giá trị lớn thì mức cho vay sẽ càng cao và ngược lại.
  • Tính hợp pháp của tài sản cầm cố: Ngân hàng sẽ kiểm tra các giấy tờ liên quan xem TSBĐ của khách hàng có phải là hợp pháp hay là đồ trộm cắp hoặc vật cấm.
  • Hồ sơ pháp lý khách hàng: Tên người vay và tên người sở hữu tài sản phải đảm bảo là cùng một người. Khách hàng phải đảm bảo thông tin minh bạch, chính xác và trung thực.

Những câu hỏi thường gặp

Thế chấp sổ đỏ vay được bao nhiêu tiền?

Vay thế chấp sổ đỏ có thể giúp người vay nhận được số tiền hàng tỷ đồng tùy theo giá trị tài sản đảm bảo.

Vay thế chấp là gì?

Đây là hình thức vay vốn có yêu cầu TSBĐ của bên vay.

Thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng là gì?

Thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng là hình thức đem tài sản ra ngân hàng thế chấp để nhận được khoản vay tương ứng.

Thế chấp sổ đỏ vay được bao nhiêu tiền Agribank?

Agribank có thể cho vay tới 80% giá trị bất động sản bạn đem thế chấp.

Vay thế chấp lãi suất bao nhiêu?

Lãi suất vay thế chấp có thể linh hoạt theo từng đơn vị ngân hàng, tuy nhiên mức lãi suất thường từ 10% đến 12% mỗi năm. 

Vay tín chấp và thế chấp là gì?

Vay tín chấp là hình thức vay không cần TSBĐ, vay thế chấp thì bắt buộc cần TSBĐ mới có thể vay tiền. 

Vay thế chấp ngân hàng Bidv lãi suất bao nhiêu?

Tùy theo gói vay mua xe,vay kinh doanh hoặc mua nhà mà BIDV sẽ áp dụng lãi suất tương ứng. Hiện lãi suất vay thế chấp tối thiểu tại ngân hàng này là 6% ( lãi suất ưu đãi khi vay kinh doanh )

Bị nợ xấu có vay thế chấp được không?

Phần lớn các ngân hàng và các đơn vị sẽ không hỗ trợ cho vay thế chấp với các trường hợp nợ xấu.

Kết luận

 

Với một số thông tin vừa rồi, các bạn đã có được kiến thức cơ bản nhất về hình thức vay thế chấp. Hãy thường xuyên ghé thăm Piggyy để cập nhật các thông tin liên quan đến dịch vụ cho vay thế chấp mới nhất để có thêm kiến thức cho mình trước khi quyết định vay tiền tại bất kỳ đâu. 

Piggyy

״The secret of happiness, is not found in seeking more, but in developing the capacity to enjoy less״ - Socrates

Chia sẻ bài viết này: