arrow-menu

CIC là gì? Hướng dẫn cách tra cứu CIC online

Khi vay tiền tại các tổ chức tài chính lớn như ngân hàng thì CIC là một yếu tố quan trọng được xem xét rất cẩn thận. Nếu bạn đang mắc nợ xấu thì sẽ rất khó được duyệt vay tại các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. Có một cách để kiểm tra liệu mình có đang mắc nợ xấu hay không, đó chính là tra cứu thông tin CIC cá nhân. Vậy CIC là gì? Cách kiểm tra CIC online như thế nào? Trong bài viết sau đây, Piggyy sẽ hướng dẫn bạn đầy đủ thông tin các tra cứu CIC online.

Đọc thêm

Được viết bởi: Long Nguyen

Giới thiệu về CIC

 

CIC là gì?

CIC (viết tắt của Credit Information Center) là trung tâm tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là nơi thu thập, lưu trữ, phân tích và dự báo thông tin tín dụng của các tổ chức, cá nhân, phục vụ cho công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Hiểu một cách đơn giản, CIC như một cuốn sổ điện tử ghi chép về thông tin tất cả khoản vay của các cá nhân, doanh nghiệp tại các ngân hàng và đơn vị tín dụng. Đây chính là kho lưu trữ để các ngân hàng, các tổ chức tài chính truy cập và xem xét mọi thông tin liên quan đến lịch sử tín dụng của khách hàng, từ đó quyết định việc có phê duyệt khoản vay hay không.

 

Chức năng của CIC

CIC có những chức năng cụ thể như sau:

  • Xác thực tình hình tín dụng của khách hàng, giúp các ngân hàng, tổ chức tín dụng tra cứu thông tin khách hàng một cách nhanh chóng
  • Thu thập, lưu trữ thông tin về nợ xấu của các tổ chức, cá nhân để cung cấp khi cần thiết
  • Hỗ trợ các ngân hàng, tổ chức tín dụng phòng ngừa các rủi ro tín dụng có thể xảy ra
  • Chấm điểm tín dụng của các khách hàng pháp nhân, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước
  • Giúp các tổ chức, cá nhân tra cứu thông tin trước khi đăng ký vay vốn tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

 

Điểm tín dụng CIC

Như đã nói ở trên, CIC có một chức năng là chấm điểm của các tổ chức, cá nhân. Cụ thể, điểm tín dụng CIC sẽ là cơ sở để các ngân hàng, tổ chức tài chính đánh giá mức độ uy tín của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ tín dụng. Điểm tín dụng CIC càng cao thì khả năng khách hàng được duyệt vay lại càng cao cũng như số tiền được vay càng lớn.

Điểm tín dụng CIC của mỗi khách hàng được xác định dựa trên các yếu tố sau:

  • Lịch sử thanh toán các khoản vay: Các thông tin về việc thanh toán các khoản vay trước đây của bạn như bạn còn khoản vay nào chưa trả hay chậm trả hay không
  • Tỷ lệ sử dụng: Thể hiện ở việc bạn sử dụng bao nhiêu trên tổng hạn mức tín dụng mà bạn được cấp. Bạn sử dụng càng sát hạn mức thì càng bị các ngân hàng, tổ chức tín dụng đánh giá thấp vì điều đó đồng nghĩa với việc khả năng trả nợ của bạn càng giảm khi có khoản vay mới.

 

Tại sao cần tra cứu thông tin CIC cá nhân?

 

Bạn cần tra cứu thông tin CIC để đề phòng một số tình huống có thể khiến điểm tín dụng của bạn bị sụt giảm, ví dụ như:

  • Bạn nghĩ mình đã thanh toán hết khoản vay, nhưng thực chất là chưa, kể cả số tiền còn lại chưa đến 1.000 VND thì bạn vẫn bị tính là mắc nợ xấu
  • Bạn đã thanh toán hết nợ nhưng các ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa cập nhật trên hệ thống, dẫn đến khoản vay của bạn bị quá hạn
  • Các ngân hàng, đơn vị tín dụng cung cấp sai thông tin cho hệ thống CIC, ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn

Nếu xảy ra những tình huống này, điểm tín dụng của bạn sẽ bị ảnh hưởng xấu. Nếu bạn cần đăng ký vay vốn trong tương lai thì khả năng được duyệt vay sẽ giảm. Vì vậy, bất cứ ai cũng cần tra cứu thông tin CIC cá nhân thường xuyên để nắm được thông tin về tình trạng tín dụng của mình.

 

Hướng dẫn cách tra cứu CIC online

 

Qua những phân tích trên đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của điểm tín dụng CIC. Vậy cách kiểm tra thông tin này như thế nào? Rất đơn giản, bạn không cần phải đi đâu xa, chỉ cần chiếc smartphone hoặc máy tính được kết nối Internet là bạn đã có thể nắm thông tin này bằng các bước rất đơn giản.

 

Tra cứu qua website CIC

 

Bước 1. Truy cập website CIC, đăng ký tài khoản bằng cách bấm chọn Đăng ký ngay góc trên bên phải màn hình trang chủ.

Bước 2. Đăng nhập vào tài khoản vừa đăng ký.

Bước 3. Cung cấp các thông tin cá nhân được yêu cầu như họ và tên, số CMND/CCCD, số điện thoại.

Lưu ý:

– Chụp ảnh 2 mặt trước, sau CMND/CCCD và ảnh chân dung rõ mặt kèm CMND/CCCD

– Không được bỏ trống những trường thông tin được đánh dấu sao (*)

– Cung cấp chính xác SĐT, email chính chủ mà bạn đang sử dụng

Bước 4. Nhập mã xác thực mà hệ thống gửi về SĐT bạn vừa cung cấp, bấm chọn Đồng ý với các điều khoản. Sau đó bấm Tiếp tục để hệ thống xử lý yêu cầu

Bước 5. Chờ hệ thống tiến hành kiểm tra thông tin. Thông thường sau 1 ngày, CIC sẽ gọi điện xác thực và gửi kết quả kiểm tra thông tin về email của bạn.

Bạn cũng có thể đăng nhập vào tài khoản, bấm chọn mục Khai thác báo cáo để đọc thông tin của mình.

 

Tra cứu qua ứng dụng CIC Credit Connect

 

Bước 1. Truy cập CH Play hoặc App Store để tải ứng dụng CIC Credit Connect về điện thoại

Bước 2. Cài đặt ứng dụng và đăng ký tài khoản theo các bước được yêu cầu

Bước 3. Đăng nhập vào tài khoản vừa đăng ký

Bước 4. Cung cấp các thông tin cá nhân được yêu cầu như họ và tên, số CMND/CCCD, số điện thoại.

Lưu ý:

– Chụp ảnh 2 mặt trước, sau CMND/CCCD và ảnh chân dung rõ mặt kèm CMND/CCCD

– Không được bỏ trống những trường thông tin được đánh dấu sao (*)

– Cung cấp chính xác SĐT, email chính chủ mà bạn đang sử dụng

Bước 5. Nhập mã xác thực mà hệ thống gửi về SĐT bạn vừa cung cấp, bấm chọn Đồng ý với các điều khoản. Sau đó bấm Tiếp tục để hệ thống xử lý yêu cầu

Bước 6. Chờ hệ thống tiến hành kiểm tra thông tin. Thông thường sau 1 ngày, CIC sẽ gọi điện xác thực và gửi kết quả kiểm tra thông tin về email của bạn.

Bạn cũng có thể đăng nhập vào tài khoản, bấm chọn mục Khai thác báo cáo để đọc thông tin của mình.

 

Kiểm tra CIC có mất phí không?

 

Kiểm tra CIC có nhiều cách, như tra cứu tại trung tâm CIC, tra cứu tại ngân hàng, tra cứu qua website của CIC, và một cách khác là tra cứu qua ứng dụng CIC Credit Connect trên điện thoại. Tùy thuộc vào mỗi loại hình tra cứu CIC mà bạn có thể mất tiền hoặc tra cứu miễn phí.

Nếu tra cứu trực tiếp qua hệ thống của CIC thì bạn sẽ không mất phí. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể xem được thông tin chung, không có được những thông tin cụ thể. Do đó, cách tra cứu này sẽ chỉ áp dụng nếu bạn không có nhu cầu biết quá chi tiết lịch sử tín dụng của mình.

Trong trường hợp cần đầy đủ thông tin hơn, bạn nên chọn tra cứu CIC qua ngân hàng hoặc đến trực tiếp trung tâm CIC để tra cứu nhé. Chi phí mỗi lần tra cứu là 30.000 vnđ nhưng rất xứng đáng, giúp bạn có thông tin về lịch sử tín dụng một cách chính xác. Nhờ đó bạn có thể thanh toán khoản vay, không lo nợ xấu.

 

Ai có thể kiểm tra CIC?

 

Như đã chia sẻ bên trên, có tới 2 cách chính để tra cứu thông tin CIC; và với 2 cách này thì cả các cá nhân cũng như những tổ chức đều có quyền kiểm tra CIC một cách chủ động.

Các cá nhân có thể tải app CIC Credit Connect về điện thoại rồi đăng nhập và điền thông tin cá nhân để kiểm tra CIC. Thông thường, bạn sẽ mất 1 đến 3 ngày mới nhận được thông tin về điện thoại. Một cách khác mà các cá nhân có thể áp dụng, đó là truy cập vào website cic.org.vn. Bạn cần đăng nhập vào web và vào mục “Khai thác nhu cầu vay” và tiếp tục điền thông tin cá nhân. Sau 1 ngày, nhân viên CIC sẽ liên hệ lại để xác nhận và trả kết quả về qua email đăng ký.

Trong trường hợp đối tượng tra cứu là các tổ chức ( trung tâm CIC hoặc ngân hàng), thông tin trả về sẽ nhanh hơn và rất rõ ràng. Nếu muốn được nhận dữ liệu tín dụng đầy đủ thì bạn có thể ghé qua trung tâm CIC tại số 10 Quang Trung, Hà Đông,Hà Nội. Bạn nào ở khu vực miền Nam có thể ghé qua lầu 14 Vietcombank Tower, số 5 Công trường Mê Linh, Bến Nghé, quận 1, HCM. để kiểm tra CIC nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến ngân hàng và cung cấp thông tin cá nhân kèm theo CMND 2 mặt rõ ràng để được xác nhận tài khoản.

 

Cách xóa nợ xấu CIC

 

Sau khi tra cứu thông tin, nếu không may bạn đang mắc nợ xấu thì bạn cần xóa nợ xấu bằng cách như sau:

  • Đối với những khoản nợ xấu có giá trị dưới 10.000.000 VNĐ: Bạn cần nhanh chóng hoàn tất việc thanh toán khoản vay. Theo quy định của pháp luật hiện hành, những khoản vay có giá trị dưới 10 triệu sau khi đã tất toán sẽ không được tính vào lịch sử tín dụng.
  • Đối với những khoản nợ xấu có giá trị trên 10.000.000 VNĐ: Bạn cũng cần thanh toán kịp thời cả gốc và lãi của khoản vay này. Sau đó, yêu cầu ngân hàng, đơn vị tín dụng nơi cho vay xác nhận việc bạn đã hoàn thành thanh toán khoản vay, tránh bị ảnh hưởng đến điểm tín dụng cá nhân. Sau 12 tháng, nếu nợ xấu được xóa hết thì điểm tín dụng của bạn có thể đáp ứng điều kiện xét duyệt cho vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
  • Đối với những nợ xấu có giá trị lớn: Bạn sẽ có 5 năm để thanh toán các khoản nợ xấu có giá trị lớn. Sau khi bạn trả nợ xong, hệ thống sẽ ghi nhận lịch sử tín dụng của bạn và chấm điểm tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đây sẽ là cơ sở để các ngân hàng, tổ chức tín dụng xét duyệt các khoản vay tiếp theo của bạn.

 

Vay tiền qua app có bị nợ xấu và lưu trữ trên CIC không?

 

Đây là một thắc mắc thường gặp của rất nhiều người khi phát sinh nhu cầu vay tiền online và lo lắng có thể ảnh hưởng đến CIC. Tuy nhiên, bạn sẽ không cần phải lo lắng vì vay tiền online sẽ không bị ghi vào hồ sơ CIC và đánh giá nợ xấu. Hầu hết các đơn vị app vay tiền online hiện nay đều là các đơn vị cho vay ngang hàng và cho vay với số tiền nhỏ trong thời gian ngắn, đồng thời không chịu sự quản lý của Ngân hàng nhà nước. Vì thế, các thông tin cho vay sẽ chủ yếu được lưu trữ bởi chính công ty đó mà không được ghi vào CIC. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể an tâm khi vay tiền tại các app mà không cần phải lo lắng về việc bị lưu trữ trên CIC.

Xem thêm: Các app vay tiền hỗ trợ nợ xấu

 

Kết luận

 

Trên đây là những thông tin cần biết về CIC và cách tra cứu CIC vô cùng đơn giản, nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp các bạn có thể nắm vững thông tin về tình trạng tín dụng của mình trên hệ thống CIC, từ đó có thể chủ động hơn trong việc đăng ký các khoản vay khi có nhu cầu.

Long Nguyen

Chia sẻ bài viết này: