arrow-menu

Lãi suất thả nổi là gì? Ưu, nhược điểm của lãi suất thả nổi

Khi đi vay tiền ngân hàng, bạn sẽ thấy nhân viên tư vấn thường sẽ tư vấn các gói vay với lãi suất thả nổi. Vậy cụ thể lãi suất thả nổi là gì và cách tính ra sao? Ưu, nhược điểm cụ thể như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để lựa chọn nên áp dụng lãi suất nào khi vay tiền nhé.

Đọc thêm

Được viết bởi: Long Nguyen

Ngân Hàng Khuyên Dùng

Đánh Giá

4.8/5
Sacombank

Sacombank – Ngân hàng có nhiều ưu đãi nhất dành cho khách hàng. Đừng bỏ lỡ!

Đánh Giá

4.1/5
BIDV

BIDV – Ngân hàng tiêu biểu với nhiều đặc quyền cho khách hàng

Đánh Giá

3.8/5
OCB

Oceanbank – Đối tác tài chính đáng tin cậy

Lãi suất thả nổi là gì?

 

Lãi suất thả nổi là lãi suất được điều chỉnh linh động theo thời gian, theo quy định của ngân hàng. Thông thường, các đơn vị cho vay sẽ điều chỉnh lãi suất này theo kỳ định 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, hoặc 2 năm, theo ký kết trong hợp đồng. Lãi suất thả nổi thường được áp dụng cho các gói vay trung – dài hạn và được điều chỉnh dựa vào chỉ số lạm phát và lãi suất tham chiếu của mỗi ngân hàng. Chính vì vậy mà nó có thể tăng hoặc giảm so với lãi suất cố định (hay còn gọi là lãi suất phẳng), và khó có thể tính toán trước.

 

Công thức tính lãi suất thả nổi và ví dụ

 

Nhiều người không phân biệt được lãi suất thả nổi với lãi suất cố định và lãi suất hỗn hợp nên hay bị nhầm lẫn. Lãi suất cố định là lãi suất không đổi trong suốt quá trình vay vốn, lãi suất hỗn hợp là sự kết hợp của lãi suất thả nổi và lãi suất cố định. Bạn có thể tham khảo công thức tính và ví dụ cụ thể về lãi suất thả nổi ở bên dưới để có thể phân biệt dễ dàng hơn.

 

Công thức tính

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở (Lãi suất tham chiếu) + Biên độ lãi suất

Trong đó:

  • Lãi suất tham chiếu: được tính dựa vào lãi suất gửi tiết kiệm theo kỳ hạn 12T/13T hoặc 24T. Như vậy, nếu khoản vay có kỳ hạn dưới 1 năm thì lãi suất tham chiếu chính là lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng. Trường hợp khoản vay có thời hạn trên 1 năm thì mức lãi suất tham chiếu sẽ tính dựa vào lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng/ 24 tháng.
  • Biên độ lãi suất: biên độ lãi suất là mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tại mỗi ngân hàng, thường dao động từ 3% đến 5%.

Về cơ bản, biên độ lãi suất thường sẽ được quy định trong hợp đồng cho vay. Vì thế, bạn cần tìm hiểu kỹ về con số này khi ký hợp đồng còn lãi suất tham chiếu sẽ phụ thuộc vào thị trường, tùy từng thời điểm ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm đề huy động vốn, lúc này, lãi suất cho vay thả nổi sẽ tăng. Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 468 BLDS, lãi suất cho vay sẽ không được vượt quá 20%, trừ trường hợp có quy định khác.

 

Ví dụ

Giả sử A vay ngân hàng B 30 triệu trong vòng 1 năm áp dụng lãi suất thả nổi với kỳ hạn điều chỉnh là 3 tháng 1 lần, biên độ lãi suất là 0,4%/ tháng. Vậy số tiền lãi của A có thể tính toán như sau:

  • Tháng 1 – tháng 3: lãi vay cơ sở là 0,8%/ tháng

=> tiền lãi thanh toán hàng tháng = 30.0000.000 x 0,8% = 240.000 VNĐ.

  • Tháng 4 – tháng 6: lãi vay cơ sở là 0,7%/ tháng.

=> tiền lãi thanh toán/ tháng = 30.000.000 x (0,7% + 0,4%) = 330.000VNĐ

  • Tháng 7 – tháng 9: lãi suất cơ sở là 0,5 %/tháng

=> tiền lãi mỗi tháng = 30.000.000 x (0,5% + 0,4%) = 270.000VNĐ

  • Tháng 10 – tháng 12: lãi suất cơ sở là 1 %/tháng

=> tiền lãi mỗi tháng = 30.000.000 x (1% + 0,4%) = 420.000 VNĐ.

 

Đánh giá ưu nhược điểm của lãi suất thả nổi

Hiện nay có rất nhiều ngân hàng áp dụng lãi suất thả nổi trong hoạt động cho vay vốn. Nhiều khách hàng cũng cân nhắc cẩn thận khi sử dụng lãi suất thả nổi vay tiền. Vậy lãi suất này có ưu và nhược điểm gì cụ thể? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi ngay trong phần bài viết bên dưới đây.

pros

Ưu điểm của lãi suất thả nổi

Tình hình kinh tế thị trường liên tục biến động và việc áp dụng lãi suất thả nổi có thể giúp bạn nhận nhiều lợi ích. Khi lãi suất thị trường giảm, bạn sẽ tiết kiệm được khoản tiền lãi hàng tháng vì lúc này lãi suất phải chi trả sẽ thấp hơn. Nếu bạn là người nắm bắt được xu hướng thì chọn lãi suất thả nổi sẽ là hình thức khôn ngoan khi bạn có thể đáo hạn trước khi lãi suất thị trường tăng.

cons

Nhược điểm của lãi suất thả nổi

Có ưu điểm thì cũng có nhược điểm, việc chọn lãi suất thả nổi khiến bạn khó có kế hoạch tài chính rõ ràng vì không biết bản thân phải chi trả bao nhiêu tiền lãi suất hàng tháng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chịu thiệt nếu như lãi suất thị trường tăng, lúc này lãi suất bạn chịu cũng tăng lên và số tiền trả cho ngân hàng sẽ lớn hơn. Điều này có thể khiến bạn gặp khó khăn tài chính và có thể thanh toán chậm, dẫn đến phải chịu thêm phí chậm thanh toán khoản vay.

So sánh lãi suất thả nổi và lãi suất cố định

 

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa hiểu rõ về lãi suất cố định và lãi suất thả nổi thì có thể tham khảo bảng so sánh bên dưới. Sau khi tham khảo xong, bạn hãy cân nhắc để lựa chọn hình thức vay thích hợp cho mình.

Tiêu chíLãi suất cố địnhLãi suất thả nổi
Mức độ cố địnhCố định 1 mứcThay đổi theo định kỳ
Nội dung trong hợp đồngGhi rõ lãi suất/ thángChỉ ghi lãi suất thả nổi
Ảnh hưởng từ lạm phátKhông
Có thể tính toánKhông
Thời gian vayNgắn hạnTrung – dài hạn
Khi lãi suất thị trường giảmChịu thiệtCó lợi
Khi lãi suất thị trường tăngCó lợiChịu thiệt

 

Có nên vay vốn ngân hàng theo lãi suất thả nổi?

 

Từ bảng so sánh ở trên có thể thấy, tùy theo biến động lãi suất trên thị trường và thời gian vay ngắn hạn hay dài hạn thì lãi suất thả nổi và lãi suất cố định sẽ có những lợi thế riêng.

Thông thường, lãi suất thả nổi sẽ thấp hơn lãi suất cố định, nhưng trong một số trường hợp nhất định, lãi suất thả nổi sẽ cao hơn. Ưu điểm lớn của việc nếu chọn lãi suất cố định đó là bạn tính rõ ràng được khoản tiền trả ngân hàng mỗi tháng để có kế hoạch tài chính. Tuy nhiên, nếu thời hạn vay dài thì tổng chi phí phải trả theo lãi suất cố định thường sẽ cao hơn. Trong khi đó, lãi suất thả nổi sẽ không cho bạn con số cụ thể mà chỉ có thể là con số ước tính. Tuy nhiên, nếu bạn có thể nhận định được xu hướng lãi suất của thị trường trong thời gian vay tiền thì đây sẽ là điểm cộng để giúp bạn có thể có những đối sách phù hợp.

Chính vì vậy, trước mỗi khoản vay, bạn sẽ cần có sự tính toán kỹ lưỡng, xem xét và tính toán cả hai phương án để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.

 

Top các ngân hàng có lãi suất thả nổi tốt nhất hiện nay

 

Hiện nay có rất nhiều ngân hàng cung cấp các gói vay hấp dẫn. Bên cạnh chọn ra đơn vị cho vay uy tín thì bạn cũng nên cân nhắc đến mức lãi suất mà họ đang áp dụng. Nếu bạn có nhu cầu vay theo phương án lãi suất thả nổi thì có thể tìm hiểu vài đơn vị sau đây.

Đánh Giá

4.1/5
BIDV

BIDV – Ngân hàng tiêu biểu với nhiều đặc quyền cho khách hàng

Đánh Giá

Đánh Giá

4.8/5
Sacombank

Sacombank – Ngân hàng có nhiều ưu đãi nhất dành cho khách hàng. Đừng bỏ lỡ!

Đánh Giá

Đánh Giá

3.8/5
OCB

Oceanbank – Đối tác tài chính đáng tin cậy

Đánh Giá

BIDV ưu đãi vay hấp dẫn

Trong thời gian này, BIDV hiện đang hỗ trợ cho vay thế chấp rất ưu đãi. Theo đó, mức lãi suất tại ngân hàng này chỉ từ 6,6 – 7,8%/năm. Đây là mức lãi suất thấp hơn nhiều đơn vị cho vay khác, và đang được BIDV hỗ trợ cho khách hàng có nhu cầu vay dài hạn.

 

Sacombank cho vay tín chấp lãi thấp

Ngân hàng Sacombank đang áp dụng cho vay tín chấp chỉ từ 9,5%/ năm, thấp hơn nhiều so với các ngân hàng khác đang hoạt động tại Việt Nam.

 

OCB cho vay chỉ từ 5,99%/ năm

OCB dù không hỗ trợ vay tín chấp lãi suất thấp nhưng lại có mức lãi suất cực kỳ ưu đãi cho khách hàng vay với tài sản bảo đảm. Mức lãi suất dao động chỉ từ 5,99%/ năm và OCB sẽ hỗ trợ khách hàng vay tới 100% giá trị TSBĐ. Đây là mức lãi suất khá thấp so với mặt bằng chung, khi các đơn vị thường cho vay trên 6%/ năm.

 

Kết luận

Vừa rồi là vài thông tin nhanh về lãi suất thả nổi và top 3 đơn vị cho vay hấp dẫn trong tháng 6 này. Bạn hãy tham khảo thêm vài đơn vị cho vay khác nếu có nhu cầu vay vốn để có quyết định vay tiền thật chính xác!

Long Nguyen

Chia sẻ bài viết này: