arrow-menu

Thẻ tín dụng và tất cả những điều bạn cần biết

Trong xã hội hiện đại ngày nay, thẻ tín dụng đã chứng minh được lợi ích thiết thực của nó. Vậy thẻ tín dụng là gì? Cách sử dụng thẻ tín dụng như thế nào? Cách mở thẻ tín dụng ra sao? Xin mời cùng theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin chi tiết. Sau đó, bạn có thể đăng ký thẻ tín dụng nếu thấy cần thiết nhé.

Đọc thêm

Được viết bởi: Piggyy

Top ngân hàng có dịch vụ thẻ tín dụng tốt nhất

Đánh Giá

4.4/5
VIB

VIB – Ngân hàng với các sản phẩm tối ưu và thiết thực nhất

Đánh Giá

4.3/5
VPBank

VPBank – Ngân hàng có nhiều gói vay đa dạng nhất

Đánh Giá

4.1/5
BIDV

BIDV – Ngân hàng tiêu biểu với nhiều đặc quyền cho khách hàng

Đánh Giá

4.4/5
Citibank

Citibank – Ngân hàng uy tín, cho vay ưu đãi

Đánh Giá

4/5
Standard Chartered

Standard Chartered – Một trong những ngân hàng cho vay tín chấp tốt nhất

Thẻ tín dụng là gì? 

 

Thẻ tín dụng là loại thẻ do ngân hàng phát hành. Mỗi thẻ tín dụng sẽ có hạn mức tín dụng riêng, cho phép chủ sở hữu thanh toán trong phạm vi hạn mức đó. Việc sử dụng thẻ tín dụng giúp cho người dùng có thể mua hàng trước và thanh toán sau. Thẻ tín dụng cũng cho phép rút tiền mặt ở cây ATM và hoàn trả số tiền tương ứng trong một khoảng thời nhất định. Ngày nay, thẻ tín dụng được dùng phổ biến trong việc đặt vé máy bay, book phòng du lịch, mua sắm đồ online/ tại trung tâm thương mại, siêu thị,…

 

Thẻ tín dụng hoạt động ra sao?

Thẻ tín dụng chỉ được phát hành sau khi các ngân hàng duyệt thành công hồ sơ đăng ký tài khoản thẻ. Khi đã có thẻ trong tay, bạn có thể mua sắm online, chi tiêu trong hạn mức cho phép. Cách thức hoạt động của thẻ tín dụng sẽ trải qua 3 bước như sau:

Bước 1: Chấp nhận thẻ

Thẻ tín dụng của bạn phải được chấp nhận ở các đơn vị mua sắm khi thanh toán, bằng cách quẹt thẻ có chứa mã hóa gồm thông tin cá nhân của bạn.

Bước 2: Xác minh thẻ

Thẻ của bạn sẽ được xác minh xem có hợp lệ không, thông qua kiểm tra hạn mức thẻ còn được phép dùng. Hệ thống điện tử với đầu đọc thẻ POS liên kết với ngân hàng thu nhận sẽ trả kết quả kiểm tra về cho nhân viên. Trong trường hợp mua sắm online thì bạn sẽ phải cung cấp thông tin như mã số CVV/CVC và địa chỉ/ mật khẩu định trước để được kiểm tra hạn mức. 

Bước 3: Thanh toán, nhận biên lai

Thẻ được xác minh hợp lệ sẽ được dùng để thanh toán cho khoản mua sắm. Khi đó, hệ thống sẽ trừ tiền trên thẻ tương ứng với tiền hàng/ chi phí dịch vụ. Mỗi tháng, ngân hàng sẽ gửi cho chủ thẻ sao kê lịch sử giao dịch, bạn có thể kiểm tra lại và khiếu nại nếu thông tin sai. 

 

Thẻ tín dụng khác gì so với các loại thẻ khác?

 

Hiện nay, mỗi ngân hàng đều phát hành nhiều loại thẻ khác nhau. Vậy làm sao chúng ta có thể phân biệt thẻ tín dụng với các loại thẻ khác? Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin và giúp bạn dễ dàng so sánh điểm khác biệt của các loại thẻ này.

  • Thẻ ghi nợ (Debit Card): thẻ được phát hành tại tất cả ngân hàng, cho phép chi tiêu dựa vào số tiền có trong tài khoản. Thẻ ghi nợ cho phép rút tiền, chuyển tiền, nạp điện thoại, thanh toán hóa đơn,…
  • Thẻ tín dụng (Credit Card): là thẻ cho phép chi tiêu trước, trả tiền sau. Mỗi thẻ sẽ có hạn mức chi tiêu được quy định cụ thể và chủ thẻ phải hoàn trả tiền chi tiêu trong vòng 45 ngày. Nếu vượt quá số ngày quy định thì bạn sẽ bị tính lãi trên số tiền sử dụng. Thẻ tín dụng cho phép chuyển tiền, rút tiền, mua sắm online, thanh toán hóa đơn,…
  • Thẻ trả trước (Prepaid card): thẻ này không yêu cầu bạn tạo tài khoản ngân hàng, chỉ cần nạp tiền và sử dụng. Thẻ trả trước gồm thẻ định danh và thẻ không định danh. Trong đó, chỉ có thẻ định danh cho phép rút tiền tại ATM.

 

Có những loại thẻ tín dụng nào?

 

Thẻ tín dụng rất đa dạng, tùy theo tiêu chí phân loại mà chia ra từng những loại thẻ tín dụng khác nhau. Cụ thể thì ở bài viết này, chúng ta sẽ chia thẻ tín dụng ra nhiều loại nhỏ, trên các tiêu chí là phạm vi dùng, cấp độ thẻ, nhu cầu của người dùng, chủ thể sử dụng và thói quen chi tiêu. Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin bên dưới.

 

Tiêu chí phân loại: phạm vi sử dụng

Với tiêu chí này, thẻ tín dụng được chia làm 2 loại là thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế.

  • Thẻ tín dụng nội địa: Đây là thẻ tín dụng dùng trong phạm vi 1 quốc gia. Bạn có thể mở thẻ tín dụng và thanh toán cho việc mua sắm, ăn uống, du lịch,…
  • Thẻ tín dụng quốc tế: thẻ này có phạm vi dùng trên quốc tế, tại nhiều quốc gia. Bạn có thể mở thẻ và mua hàng trên Amazon hay Taobao, hoặc chi trả cho các chi phí nước ngoài khác.

 

Tiêu chí phân loại: cấp độ thẻ

 

Nếu chia thẻ tín dụng theo cấp độ thì thẻ tín dụng được chia làm nhiều cấp bậc khác nhau, cụ thể: 

  • Classic Card: là thẻ tín dụng hạng chuẩn, được hầu hết ngân hàng phát hành, sử dụng trong du lịch, mua sắm, ăn uống,…ở 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. 
  • Gold Card: thẻ vàng, có chức năng tương tự như thẻ chuẩn nhưng nhiều ưu đãi hơn, như hỗ trợ về y tế hay pháp lý. 
  • Platinum Card: thẻ bạch kim dành cho khách VIP, với nhiều ưu đãi như miễn phí bảo hiểm du lịch, hỗ trợ khi khẩn cấp, yêu cầu chủ thẻ có thu nhập từ 15 đến 30 triệu/ tháng. 
  • Signature Card: thẻ tín dụng cao cấp dành riêng cho người thu nhập cao, ưu đãi lớn, khách hàng chủ yếu là giới lãnh đạo công ty hoặc tập đoàn phát triển, có ít ngân hàng phát hành.
  • Infinite Card: thẻ siêu VIP mang đến nhiều ưu đãi khủng như bảo hiểm du lịch toàn cầu, được quyền dùng phòng chờ VIP ở sân bay, cho phép nhận ưu đãi tại các sân golf hàng đầu, hỗ trợ thanh toán toàn cầu.

 

Tiêu chí phân loại: nhu cầu khách hàng

Chia thẻ tín dụng dựa vào nhu cầu sử dụng thì thẻ sẽ có 6 loại như dưới đây:

  • Thẻ tín dụng tích điểm: khi dùng thẻ thanh toán, khách hàng sẽ được tích điểm. Khi số điểm đủ lớn, người dùng có thể dùng để có ưu đãi hay voucher.
  • Thẻ tín dụng hoàn tiền: người dùng thẻ khi thanh toán sẽ nhận ưu đãi là được hoàn tiền về tài khoản.
  • Thẻ tín dụng du lịch: với người thường đi du lịch thì đi xa nên dùng thẻ này. Thẻ tín dụng du lịch giúp bạn nhận quà khi tích lũy đủ dặm bay. 
  • Thẻ tín dụng rút tiền: loại thẻ này cho phép rút tiền mặt với phí thấp hơn các loại thẻ tín dụng khác. 
  • Thẻ tín dụng đồng thương hiệu: khi dùng dịch vụ/ sản phẩm của cùng thương hiệu thì bạn sẽ nhận được ưu đãi gấp đôi nếu dùng các thẻ này. 
  • Thẻ tín dụng đặc quyền: thẻ tín dụng này cho bạn nhiều ưu đãi ở cấp cao hơn, giúp bạn trải nghiệm ở phạm vi rộng lớn trên quốc tế.

 

Tiêu chí phân loại: thói quen chi tiêu

Với tiêu chí này, chúng ta có thể chia thẻ tín dụng ra làm các loại: thẻ dành cho giới trẻ, thành dành cho người hay đi du lịch, thẻ dành cho phụ nữ hiện đại,…

Ví dụ:

  • Thẻ dành cho phụ nữ hiện đại: Thẻ VPLady, Thẻ SeALady Cashback,…Đây là những thẻ có nhiều ưu đãi về làm đẹp, giáo dục, mua sắm siêu thị. Các thẻ này phù hợp với phụ nữ hiện đại có thu nhập, chú ý về nhan sắc và có con cái, thường đi siêu thị mua sắm cho gia đình. 
  • Thẻ dành cho thanh niên: Thẻ Step up, Thẻ MC2…Những thẻ này mang đến ưu đãi lớn về dịch vụ ăn uống, mua sắm, như hoàn tiền, giảm giá hay các ưu đãi tương tự. Điều này phù hợp với thói quen thường xuyên mua sắm và tụ tập ăn uống của giới trẻ. 
  • Thẻ dành cho người hay đi du lịch: Travel Miles, Vietnam Airlines Techcombank Visa Platinum,…Những thẻ này cho phép tiết kiệm chi phí đi du lịch, giảm giá chi tiêu ở cửa hàng miễn thuế, đổi điểm travel miles ra voucher mua sắm/ăn uống. Đây là những lợi ích mà tất cả những người có thói quen du lịch đều mong muốn.  

 

Tiêu chí phân loại: chủ thể sử dụng

Tiêu chí cuối cùng dùng để phân chia loại thẻ là dựa vào chủ thể sử dụng. Đó có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp.

  • Thẻ tín dụng cá nhân: người mở và sử dụng thẻ là cá nhân.
  • Thẻ tín dụng doanh nghiệp: đơn vị mở thẻ là doanh nghiệp.

 

Chức năng của credit card là gì?

 

Vừa rồi, chúng tôi đã chia sẻ với bạn về credit card cũng như phân loại. Bây giờ, chúng ta sẽ đi tìm hiểu chức năng của thẻ tín dụng là gì. Thẻ tín dụng có 3 chức năng, đó là thanh toán, rút tiền và trả góp.

 

  • Tính năng thanh toán: thẻ tín dụng cho phép bạn thanh toán cho các dịch vụ/ sản phẩm trong các giao dịch hàng ngày.
  • Rút tiền mặt: Thẻ tín dụng cũng có thể dùng để rút tiền. Tuy nhiên, bạn nên rút tiền với thẻ tín dụng rút tiền riêng biệt, hoặc dùng thẻ ngân hàng. Như vậy, phí rút tiền sẽ thấp hơn. Tốt nhất là bạn nên ra ngân hàng, hỏi cách làm thẻ ngân hàng để rút ở cây ATM cho tiết kiệm. Nhiều ngân hàng áp dụng miễn phí cho dịch vụ rút tiền tại ATM.
  • Trả góp: bạn có thể mua hàng trả góp khi dùng thẻ tín dụng. Đặc biệt, bạn sẽ được trả góp lãi suất 0%, vậy nên nó giúp bạn mua sắm được những vật dụng cần thiết mà không lo tốn kém nhiều.

 

Hạn mức tín dụng

 

Mỗi thẻ tín dụng sẽ có hạn mức tín dụng riêng. Tùy vào loại thẻ, cấp độ thẻ mà hạn mức cho mỗi thẻ là khác nhau. Hạn mức tín dụng chính là nói về số tiền tối đa cho giao dịch của bạn. Mức hạn mức này được ngân hàng quy định. Tùy theo khả năng tài chính của bạn thì ngân hàng sẽ cho bạn hạn mức rõ ràng. Vậy nên khi mua sắm hay trả góp bạn lưu ý hạn mức của thẻ để có những thanh toán cho phù hợp. 

 

Khi nào cần dùng thẻ tín dụng?

 

Mặc dù thẻ tín dụng rất phổ biến, tuy nhiên, nhiều người lại không biết dùng thẻ tín dụng để làm gì. Vậy khi nào thì nên dùng thẻ? Mời bạn cùng xem về các trường hợp sau đây:

  • Thanh toán chi tiêu: trong cuộc sống bạn cần nhiều thanh toán như chi trả mua sắm, chi trả tiền điện, ăn uống,…Vậy dùng thẻ tín dụng sẽ giúp giải quyết nhanh và tiết kiệm thời gian, đặc biệt là khi cần gấp.
  • Mua trả góp: khi không có sẵn kinh tế nhưng muốn mua hàng, bạn có thể dùng thẻ tín dụng. Lãi suất trả góp là 0% nên bạn hoàn toàn có thể mua hàng và thanh toán sau nhé.
  • Nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn: thẻ tín dụng có đi kèm các ưu đãi như hoàn tiền, tích điểm, giảm giá,…Khi dùng thẻ để thanh toán thì bạn sẽ có cơ hội nhận những ưu đãi này

 

Khi nào không cần dùng thẻ tín dụng?

 

Dù thẻ tín dụng mang đến nhiều ưu đãi, tuy nhiên cũng có một số trường hợp bạn không nên lạm dụng thẻ tín dụng nhé:

 

  • Thanh toán hóa đơn y tế: những hóa đơn này có giá trị lớn. Do đó, nếu thanh toán trước thì sau này bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. 
  • Rút tiền mặt: dùng thẻ tín dụng rút tiền mặt thì phí sẽ cao hơn là dùng thẻ ngân hàng. Vậy nên, bạn nên dùng thẻ ngân hàng chuyên rút tiền tại cây ATM thay thế sẽ tốt hơn.

 

Mức thanh toán tối thiểu là gì?

 

Bên cạnh hạn mức tín dụng là mức tiền cao nhất bạn được thanh toán, thì còn có hạn mức thanh toán tối thiểu nhé. Đó là số tiền tối thiểu bạn cần dùng trong 1 tháng khi giao dịch bằng thẻ tín dụng. Mức tiền tối thiểu này cũng tùy thuộc vào từng ngân hàng. Họ có thể yêu cầu tiền tối thiểu là 5% tiền dư nợ còn trong thẻ. Để hiểu rõ hơn thì khi đến ngân hàng, bạn nên hỏi kỹ vấn đề này nếu muốn làm thẻ tín dụng nhé.

 

Cách thanh toán thẻ tín dụng

 

Đối với vấn đề thanh toán thẻ tín dụng, bạn có thể thanh toán bằng nhiều cách. Cụ thể 3 cách thanh toán phổ biến như sau:

 

  • Cách 1: tài khoản tự động ghi nợ
  • Cách 2: chuyển tiền sang thẻ tín dụng để thanh toán.
  • Cách 3: gửi tiền mặt tại ngân hàng.

 

Lãi suất thẻ tín dụng là bao nhiêu?

 

Hiểu đơn giản thì lãi suất thẻ tín dụng là tiền lãi cho việc bạn vay tiền từ thẻ tín dụng nhé. Mức lãi suất này sẽ khác nhau giữa các ngân hàng. Bạn nên phân biệt lãi suất thẻ tín dụng với lãi suất 0% khi mua trả góp nhé. Lưu ý là bạn vay nhiều và lâu không trả thì mức lãi suất lại càng cao.

 

Để giảm lãi suất thì bạn nên cân nhắc khi nào dùng thẻ, khi nào không dùng thẻ. Như chia sẽ bên trên thì bạn không nên rút tiền thẻ tín dụng từ cây ATM vì sẽ tốn kém chi phí, lãi suất cao. Hơn nữa, bạn cùng nên có kế hoạch thanh toán tiền vay một cách nhanh chóng thì sẽ giảm bớt lãi suất mình phải gánh.

 

Top 10 thẻ tín dụng tốt nhất hiện nay

 

Trên thị trường hiện có rất nhiều thẻ tín dụng. Vậy đâu là những thẻ tín dụng tốt nhất? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn với top 10 sau đây bạn nhé:

 

Thẻ tín dụng của VIB

VIB cung cấp thẻ tín dụng nhiều ưu đãi nên số lượng người dùng thẻ này chiếm số đông. Đặc biệt, ngân hàng này cung cấp rất nhiều loại thẻ khác nhau để phục vụ cho từng đối tượng. 

Thẻ tín dụng của ngân hàng có nhiều ưu đãi như hoàn tiền 6%, giảm giá 30% khi mua sắm tại 1 số địa điểm, ưu đãi lãi suất 0%, miễn phí rút tiền mặt,…Một số thẻ tín dụng của VIB là VIB Happy Drive, VIB Online Plus, VIB Travel,…

 

Thẻ tín dụng của VPBank

VPBank ra quy định chỉ cần bạn có thu nhập chuyển khoản trên 7 triệu hàng tháng thì có thể mở thẻ tín dụng. Ngân hàng cung cấp rất nhiều thẻ khác nhau phục vụ cho những đối tượng như người du lịch, người yêu phim ảnh hay người cần dùng tiền mặt gấp. Thẻ có tích điểm thưởng, hoàn tiền 6% và có cả thẻ để hỗ trợ kết nối internet. Một số thẻ của VPBank là Number 1, Mastercard MC2, VPLady Mastercard, mobifone VPBank, VPBank Stepup,…

 

Thẻ tín dụng của BIDV

Ngân hàng BIDV chỉ đưa ra mức yêu cầu thu nhập 4 triệu đồng cho người muốn đăng ký thẻ tín dụng. Ngân hàng cũng có mức phí duy trì thẻ chỉ trên 200 ngàn đồng, hạn mức lên đến 500 triệu khi sử dụng. BIDV có thẻ được đánh giá cao về sự bảo mật với chip được mã hóa. Thẻ tín dụng tại BIDV được làm 4 loại là Hạng Chuẩn, Hạng Vàng, Hạng Bạch Kim và Hạng Infinite. Một số thẻ tín dụng của ngân hàng là BIDV Vietravel Platinum, BIDV Visa Smile, BIDV Visa Flexi.

 

Thẻ tín dụng của Citibank

Citibank là ngân hàng nổi tiếng với những thẻ tín dụng nhiều ưu đãi. Mức giảm giá có thể lên tới 50%. Bên cạnh đó là chương trình điểm thưởng nhân 5, nhân 10. Khách hàng cũng có thể nhận được nhiều món quà hấp dẫn khi sử dụng thẻ như phiếu mua sắm, phiếu ăn uống,.. Đặc biệt, điểm thưởng của Citibank không bị hết hạn mà được tích lũy liên tục. Citibank có các thẻ như CitiBank Cash Back, Citibank Rewards, Lazada Citi Bạch Kim,…

 

Thẻ tín dụng của Standard Chartered

Ngân hàng này cũng có thẻ tín dụng với nhiều ưu đãi, tương tự như Citibank. Các thẻ của Standard Chartered tích lũy với 3 điểm cho 1 giao dịch chỉ 25 ngàn đồng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn miễn phí bảo hiểm du lịch cho khách dùng thẻ tín dụng theo hạn mức. Khách hàng mua sắm thứ 5 sẽ được giảm 15% hóa đơn và được hoàn 25% khi dùng dịch vụ Grab, quy đổi dặm bay ra điểm thưởng,…  Một số thẻ tín dụng của ngân hàng là thẻ Worldmiles, Platinum Cashback.

 

Thẻ tín dụng của Eximbank

Thẻ tín dụng của Eximbank rút được những người có tiền yêu thích. Bởi nó cho phép họ sử dụng thẻ có hạn mức lên đến cả chục tỷ đồng. Thẻ Eximbank One World MasterCard giúp cho các quý bà thỏa sức mua sắm hàng hiệu đẳng cấp.  Bên cạnh đó là các ưu đãi khác như miễn ohis lãi suất tối đa 55 ngày,  hỗ trợ mua trước trả sau,…Một số thẻ tín dụng của Eximbank là Eximbank JCB, Visa Vàng, Eximbank JCB,…

 

Thẻ tín dụng của Vietinbank

Thẻ tín dụng của Vietinbank được chia làm 3 loại khacs nhau. 3 loại thẻ này do 3 trung tâm phát hành, đó là JCB, Visa, và Mastercard. Thẻ tín dụng của Vietcombank gồm có Visa Signature, VietinBank Cremium MasterCard, VietinBank Cremium JCB, … Ưu đãi từ thẻ tín dụng cho phép mua trước trả sau, rút tiền tại toàn bộ cây ATM, đa dạng phương thức khi thanh toán, miễn lãi suất tối đa 45 ngày,…Hạn mức của thẻ cũng có thể lên đến 2 tỷ đồng, một con số rất lớn để sử dụng khi mua sắm.

 

Thẻ tín dụng của Sacombank

Ngân hàng này đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Thẻ tín dụng của ngân hàng hiện cũng được phát hành rộng rãi. Từ 5 triệu người dân đã có thể mở thẻ sử dụng. Thẻ tín dụng của Sacombank có 3 loại là thẻ Mastercard, thẻ Visa và thẻ JCB.  Nếu đăng ký làm thẻ, bạn sẽ được hưởng các ưu đãi như miễn phí lãi suất lên đến 55 ngày,  giảm 50% hóa đơn khi mua sắm, miễn phí rút tiền mặt, hạn mức lớn, lãi suất trả góp 0%,…

 

Thẻ tín dụng của Vietcombank

Thẻ tín dụng Vietcombank rất đa dạng. Có một số thẻ như Vietcombank Visa Platinum, Vietcombank MasterCard World hay Saigon Centre – Takashimaya – Vietcombank Visa. Khi đăng ký làm thẻ tín dụng của Vietcombank,  bạn cần có mức lương từ 5 triệu trở lên. Các ưu đãi của thẻ tín dụng là tặng tiền mặt vào dịp sinh nhật, giảm 505 phí gia nhập CLB golf, được tặng bảo hiểm toàn cầu trên 100 triệu, giảm 50% khi mua sắm, lãi suất thấp, hạn mức cao,…

 

Thẻ tín dụng của HSBC

Ngân hàng HSBC cung cấp nhiều ưu đãi cho khách hàng mở thẻ tín dụng. Thẻ có nhiều loại như Visa Cashback, Visa Bạch Kim, Premier World Mastercard®,….Thẻ tín dụng của HSBC mang đến nhiều ưu đãi như hoàn tiền tới 8%, miễn phí phí thường niên, có tổng đài chăm sóc riêng, quy đổi dặm bay ra điểm thưởng, giảm 405 khi mua sắm và ăn uống, hỗ trợ đặt phòng chờ sân bay, hỗ trợ giáo dục…

Đánh Giá

4.4/5
VIB

VIB – Ngân hàng với các sản phẩm tối ưu và thiết thực nhất

Đánh Giá

Đánh Giá

4.3/5
VPBank

VPBank – Ngân hàng có nhiều gói vay đa dạng nhất

Đánh Giá

Đánh Giá

4.1/5
BIDV

BIDV – Ngân hàng tiêu biểu với nhiều đặc quyền cho khách hàng

Đánh Giá

Đánh Giá

4.4/5
Citibank

Citibank – Ngân hàng uy tín, cho vay ưu đãi

Đánh Giá

Đánh Giá

4/5
Standard Chartered

Standard Chartered – Một trong những ngân hàng cho vay tín chấp tốt nhất

Đánh Giá

Đánh Giá

4.4/5
Vietinbank

Vietinbank – Giải pháp tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp

Đánh Giá

Đánh Giá

4.8/5
Sacombank

Sacombank – Ngân hàng có nhiều ưu đãi nhất dành cho khách hàng. Đừng bỏ lỡ!

Đánh Giá

Đánh Giá

4.1/5
Vietcombank

Vietcombank – Ngân hàng dẫn đầu với nhiều ưu đãi khủng

Đánh Giá

Đánh Giá

3.2/5
HSBC

HSBC – Ngân hàng cho vay hạn mức cao, lãi suất tốt

Đánh Giá

Có nên làm thẻ tín dụng không?

 

Tại sao bạn nên làm thẻ tín dụng? Thực ra, nếu sở hữu thẻ tín dụng thì bạn sẽ giải quyết được khá nhiều vấn đề trong cuộc sống:

 

Thứ nhất: bạn có cơ hội mua sắm trả góp với lãi suất 0%.

Thứ hai: bạn có thể tiết kiệm thời gian khi thực hiện giao dịch, thanh toán cho mua sắm, ăn uống, tiền điện nước hàng tháng,…

Thứ ba: bạn sẽ luôn chủ động khi khẩn cấp, đặc biệt là khi cần thanh toán mà không có tiền mặt, hoặc khi đang ở xa,…

Thứ tư: dùng thẻ tín dụng giúp tăng xếp hạng tín dụng cá nhân. Nhờ đó, bạn sẽ có cơ hội vay số tiền lớn trong tương lai khi cần thiết.

Thứ năm: thẻ tín dụng mang đến nhiều ưu đãi, vậy nên dùng thẻ đúng chỗ, đúng lúc sẽ giúp bạn giảm được nhiều chi phí phát sinh.

 

Cách làm thẻ tín dụng

 

Làm thẻ tín dụng như thế nào? Cách làm thẻ tín dụng có khó không? Điều kiện làm thẻ tín dụng là gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ được trả lời chi tiết nhất trong phần mục sau đây. Hi vọng các bạn đọc kỹ và làm theo hướng dẫn để mở thẻ thành công nhé.

 

Điều kiện mở thẻ tín dụng

Dưới đây là một số yêu cầu cần có để bạn được phép mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng:

 

Quốc tịch: Việt Nam/ người sống tại Việt Nam.

Độ tuổi: trên 18 tuổi

Thu nhập: thu nhập ổn định

Hồ sơ: đầy đủ, rõ ràng, có chứng nhận.

Lưu ý: mỗi loại thẻ sẽ có thêm các điều kiện khác nhau, bạn nên hỏi kỹ về loại thẻ mình muốn đăng ký để xem có đáp ứng yêu cầu không nhé. 

 

Chuẩn bị giấy tờ cho hồ sơ làm thẻ

Có những loại giấy tờ bạn cần chuẩn bị để hồ sơ mở thẻ dễ được duyệt. Các giấy tờ này bao gồm nhiều loại khác nhau như CCCD, hộ chiếu, bảng lương, sổ hộ khẩu, hợp đồng kinh doanh,… Cụ thể, chúng tôi đã chia ra thành 

  • Chứng minh thư
  • CCCD
  • Hộ chiếu

 

Giấy tờ chứng thực tài chính:

  • Bảng lương
  • Hợp đồng bảo hiểm 
  • Sao kê tín dụng ( nếu đã có 1 thẻ tín dụng )
  • Giấy tờ tài sản như giấy tờ xe máy, xe ô tô,…

 

Giấy tờ công việc:

  • Hợp đồng lao động
  • Các văn bản về việc thăng chức nếu có
  • Các giấy tờ về việc đăng ký kinh doanh

 

Giấy tờ về nơi cư trú:

  • Sổ hộ khẩu
  • Bằng lái xe 

 

Giấy tờ chứng thực nơi ở:

  • Sổ tạm trú
  • Hóa đơn dịch vụ

 

Cách mở thẻ tín dụng

Bạn có thể mở thẻ tín dụng bằng 2 cách. Cách thứ nhất là đăng ký tại quầy. Cách thứ hai là mở thẻ tín dụng online. 

 

Cách 1: Đăng ký tại quầy

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, điền chính xác thông tin thì bạn mang đến quầy của các ngân hàng. Lưu ý là hồ sơ phải có cả phiếu đăng ký mở thẻ của ngân hàng đó nhé. Sau khi nhân viên kiểm tra thấy thông tin đạt yêu cầu thì bạn có thể về nhà và chờ nhận thẻ sau 10-15 ngày. 

 

Cách 2: Đăng ký online

Với việc mở thẻ tín dụng online, bạn sẽ chủ động hơn về thời gian Bạn nên cài app đăng ký trên điện thoại, hoặc truy cập vào trang web của ngân hàng. Sau đó, bạn chọn vào ô chữ mở thẻ, rồi điền thông tin của mình vào đó. Bước tiếp theo là bạn kiểm tra lại thông tin đã điền. Nếu thông tin chính xác thì bạn bấm vào ô tải hồ sơ, và chờ bên ngân hàng kiểm tra rồi cấp thẻ nhé. 

Những câu hỏi thường gặp

Nợ xấu có được phép làm thẻ không?

Điểm tín dụng kém, nợ xấu sẽ khiến bạn khó có thể mở thẻ tín dụng. Thông tin của bạn các ngân hàng đều kiểm tra được nhé. Lưu ý thanh toán hết nợ trước khi đi mở thẻ.

Làm thẻ tín dụng tốn kém không?

Làm thẻ tín dụng có mất phí. Nhưng không phải là tốn kém. Cụ thể, bạn sẽ cần trả phí thường niên, phí giao dịch vượt hạn mức thẻ, phí trả trễ,…Bên dưới chúng tôi có chia rõ ràng từng loại phí, bạn lưu ý đọc kỹ.

  • Phí thường niên: duy trì thẻ hàng năm 
  • Phí vượt hạn mức: 100.000 VNĐ/sao kê.
  • Phí phạt trả trễ: 4%/sao kê.
  • Phí chuyển đổi ngoại tệ: 2.5%/giao dịch.
  • Lãi suất trả chậm: khoảng 4%/sao kê 
  • Lãi suất rút tiền mặt: khoảng 4%/giao dịch. 

Như vậy, có khá nhiều chi phí có thể phát sinh khi bạn làm thẻ tín dụng. Nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động được vấn đề này. Bạn lưu ý thực hiện đúng quy định thì chỉ mất phí thường niên để duy trì thẻ thôi. Các mức phí khi bị phạt nếu không làm đúng quy định là khá cao, vậy nên bạn hãy chú ý kỹ khi giao dịch.

Mở thẻ tín dụng có lâu không?

Mở thẻ tín dụng không lâu. Tùy vào ngân hàng mà bạn có thể nhận thẻ trong khoảng thời gian 10-15 ngày. Cũng có một số ít ngân hàng trả thẻ sớm hơn cho bạn. Như vậy, chỉ trong vòng nửa tháng là bạn đã có thẻ để dùng rồi.

Mở thẻ tín dụng không chứng minh thu nhập được không?

Mặc dù yêu cầu để được mở thẻ tín dụng là phải chứng minh mình có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ bạn nhé. Nếu bạn đạt các yêu cầu bên dưới thì bạn vẫn có thể mở thẻ dù không chứng minh được thu nhập/ không muốn chứng minh thu nhập.

  • Mở thẻ phụ
  • Đã có 1 thẻ tín dụng rồi
  • Có bảo hiểm nhân thọ
  • Du lịch nước ngoài nhiều lần trong 5 năm gần thời gian làm thẻ
Thẻ tín dụng có chuyển khoản được không?

Thẻ này không có khả năng chuyển khoản. Bạn chỉ có thể chuyển khoản từ thẻ khác sang thẻ tín dụng nhé. Lưu ý kỹ để không bị nhầm lẫn khi làm thẻ tại các ngân hàng.

Mở nhiều thẻ cùng lúc được không?

Bạn được mở 2 thẻ tín dụng: 1 thẻ chính và 1 thẻ phụ.  Lưu ý nếu mở nhiều thẻ thì bạn khó quản lí và dễ bị quá tải và trả trễ hạn, dẫn đến bị phạt tiền. Bạn nên lưu ý để dùng thẻ cho hiệu quả.

Nên mở thẻ tín dụng ngân hàng nào?

Bạn cần chọn ngân hàng uy tín, làm ăn rõ ràng, có giấy tờ minh bạch để làm thẻ. Hơn nữa, bạn cũng nên chọn ngân hàng có nhiều loại thẻ và ưu đãi hấp dẫn để mở thẻ bạn nhé.

Lưu ý khi làm thẻ tín dụng

 

Khi đi làm thẻ tín dụng, có một số điểm mà bạn cần lưu ý thật kỹ. Như vậy thì bạn có thể yên tâm khi dùng thẻ sau này.

 

Lưu ý 1: chú ý kiêm tra điều kiện làm thẻ. Mỗi thẻ có yêu cầu riêng, hãy lưu ý kỹ để tránh mất thời gian làm nhưng không đạt yêu cầu thì rất lãng phí. Bên cạnh việc trên 18 tuổi, có thu nhập ổn thì mỗi ngân hàng sẽ yêu cầu thêm các thông tin khác nữa. 

Lưu ý 2: kiểm tra nhiều lần thông tin điền xem chính xác không. Nhiều người nộp hồ sơ vội vàng nhưng không được duyệt là vì thiếu giấy tờ, hoặc điền không chính xác thông tin.

Lưu ý 3: Chú ý an toàn an. Vấn đề bảo mật thông tin rất quan trọng. Bạn nên chú ý kỹ để đảm bảo tài khoản của mình an toàn.

Lưu ý 4: giữ điểm tín dụng tốt. Việc này giúp bạn có cơ hội mở thẻ dễ dàng hơn.

 

Kết luận

 

Chúc các bạn làm thẻ tín dụng chất lượng và có nhiều ưu đãi nhất. Hãy đọc lại bài viết lần 2 để nắm chắc các thủ tục và điều kiện mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng.

Piggyy

״The secret of happiness, is not found in seeking more, but in developing the capacity to enjoy less״ - Socrates

Chia sẻ bài viết này: