arrow-menu

Stablecoin là gì?

Stablecoin là loại tiền mã hóa có giá trị được neo hoặc gắn với giá trị của một loại tiền tệ, hàng hóa hoặc công cụ tài chính khác. Stablecoin nhằm mục đích cung cấp một giải pháp thay thế cho sự biến động lớn của các loại tiền điện tử phổ biến nhất bao gồm Bitcoin (BTC) – sự biến động này khiến các khoản đầu tư như vậy trở nên ít phù hợp để sử dụng rộng rãi trong các giao dịch.

Đọc thêm

Được viết bởi: PiggyyPedia VN

Tổng hợp ý chính cần ghi nhớ

  • Stablecoin là loại tiền mã hóa cố gắng neo giá trị thị trường của chúng với một số tham chiếu bên ngoài.
  • So với các đồng tiền mã hóa khác, Stablecoin ít có sự biến động về giá nên thường được sử dụng làm phương tiện trao đổi.
  • Stablecoin có thể được neo với một loại tiền tệ như đô la Mỹ hoặc với giá của một loại hàng hóa chẳng hạn như vàng.
  • Stablecoin theo đuổi tính ổn định về giá bằng cách duy trì tài sản dự trữ làm tài sản thế chấp hoặc thông qua các công thức thuật toán được cho là để kiểm soát nguồn cung.

 

Hiểu về bản chất Stablecoin

 

Mặc dù Bitcoin vẫn là loại tiền mã hóa phổ biến nhất, nhưng nó có xu hướng chịu sự biến động lớn về giá hoặc tỷ giá hối đoái. Ví dụ, giá của Bitcoin đã tăng từ mức thấp nhất trong ngày chỉ hơn 4.000 đô la vào tháng 3 năm 2020 lên gần 65.000 đô la vào tháng 4 năm 2021 và giảm gần 50% trong hai tháng tiếp sau đó. Sự biến động trong ngày cũng có thể rất dữ dội; tiền mã hóa thường dao động hơn 10% trong vòng một vài giờ.

 

Tất cả sự biến động này có thể tốt đối với các traders, nhưng nó biến các giao dịch mua bán thông thường sử dụng tiền mã hóa thành một sự đầu cơ đầy rủi ro cho cả phía người mua và người bán.

 

Để đóng vai trò như một phương tiện trao đổi, một loại tiền tệ không phải tiền hợp pháp phải duy trì mức giá tương đối ổn định, đảm bảo với những người chấp nhận đồng tiền đó sẽ duy trì sức mua trong ngắn hạn. Trong số các loại tiền pháp định truyền thống, các dao động hàng ngày thậm chí 1% trong giao dịch ngoại hối đã là tương đối hiếm.

 

Như tên gọi, stablecoin nhằm mục đích giải quyết vấn đề này bằng việc hứa hẹn giữ giá trị của tiền mã hóa ổn định theo nhiều cách khác nhau.

 

Các loại Stablecoin

 

Một số người cho rằng stablecoin là giải pháp để tìm kiếm vấn đề do tính khả dụng và chấp nhận rộng rãi của đồng đô la Mỹ. Mặt khác, nhiều tín đồ tiền mã hóa tin rằng tương lai thuộc về tiền kỹ thuật số – không bị kiểm soát bởi các ngân hàng trung ương. Có ba loại stablecoin dựa trên cơ chế được sử dụng để ổn định giá trị.

 

Các stablecoin được đảm bảo bằng tiền pháp định ( Fiat-Collateralized Stablecoin)

Các Fiat-Collateralized Stablecoin duy trì nguồn dự trữ tiền pháp định (hoặc các loại tiền tệ) như đô la Mỹ, làm tài sản thế chấp đảm bảo giá trị của stablecoin. Các hình thức thế chấp khác có thể bao gồm các kim loại quý như vàng hoặc bạc cũng như các loại hàng hóa như dầu thô, nhưng hầu hết các Fiat-Collateralized Stablecoin đều có nguồn dự trữ bằng đô la Mỹ.

 

Các khoản dự trữ này được duy trì bởi những người giám sát độc lập và được kiểm toán thường xuyên. Tether (USDT) và TrueUSD (TUSD) là các loại stablecoin phổ biến dựa trên nguồn dự trữ đô la Mỹ và có mệnh giá ngang bằng với đồng đô la.

 

Quan trọng: Đến tháng 5 năm 2022, Tether (USDT) là tiền mã hóa lớn thứ ba tính theo vốn hóa thị trường, trị giá hơn 83 tỷ đô la.

 

Stablecoin được đảm bảo bằng tiền mã hóa ( Crypto-Collateralized Stablecoin)

Các Crypto-Collateralized Stablecoin dựa trên các loại tiền mã hóa khác. Vì tiền mã hóa dự trữ cũng có thể có xu hướng biến động cao, nên các loại stablecoin như vậy được thế chấp quá mức – nghĩa là giá trị của tiền mã hóa được giữ trong nguồn dự trữ vượt quá giá trị của các loại stablecoin đã phát hành.

 

Một loại tiền mã hóa trị giá 2 triệu đô la có thể được giữ làm nguồn dự trữ để phát hành 1 triệu đô la stablecoin dựa trên tiền mã hóa, đảm bảo chống lại sự sụt giảm 50% giá của tiền mã hóa dự trữ. Ví dụ: stablecoin Dai (DAI) của MakerDAO được neo với đồng đô la Mỹ nhưng lại dựa trên Ethereum (ETH) và các loại tiền mã hóa khác trị giá 150% stablecoin DAI đang lưu hành.

 

Stablecoin thuật toán (Algorithmic Stablecoin)

Các Algorithmic Stablecoin có thể có hoặc không có tài sản dự trữ. Sự khác biệt chính là chiến lược giữ giá trị của stablecoin ổn định bằng cách kiểm soát nguồn cung của nó thông qua một thuật toán, về cơ bản là một chương trình máy tính chạy công thức đặt trước.

 

Theo một số cách, điều đó không quá khác so với các ngân hàng trung ương, các ngân hàng này cũng không dựa vào tài sản dự trữ để giữ giá trị ổn định của đồng tiền mà họ phát hành. Sự khác biệt là một ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang thiết lập chính sách tiền tệ một cách công khai dựa trên các thông số được hiểu rõ và với địa vị là nhà phát hành tiền hợp pháp giúp cải thiện độ tin cậy của chính sách đó.

 

Do không có tài sản đảm bảo/tài sản dự trữ, các tổ chức phát hành algorithmic stablecoin mất đi lợi thế trong những đợt khủng hoảng. Ví dụ: Giá của algorithmic stablecoin TerraUSD (UST) đã giảm hơn 60% vào ngày 11 tháng 5 năm 2022, làm bốc hơi mức neo của nó với đồng đô la Mỹ, do giá của Luna token có liên quan được sử dụng để neo Terra giảm hơn 80% trong một đêm.

 

Quan trọng: Hợp đồng thông minh là một hợp đồng tự thực hiện với các điều khoản thỏa thuận giữa người mua và người bán được viết trực tiếp thành các dòng mã (code). Mã và các thỏa thuận đi kèm được lưu trữ bởi một mạng blockchain phân tán, phi tập trung. Mã kiểm soát việc thực hiện thỏa thuận và các giao dịch có thể được theo dõi và không thể thay đổi.

 

Quy định về Stablecoin

 

Stablecoin tiếp tục chịu sự giám sát của các nhà quản lý, do sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường 130 tỷ đô la và khả năng ảnh hưởng đến hệ thống tài chính rộng lớn hơn. Vào tháng 10 năm 2021, Tổ chức Quốc tế về Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) cho biết các stablecoin nên được quy định như cơ sở hạ tầng thị trường tài chính cùng với hệ thống thanh toán và hệ thống bù trừ. Các quy tắc được đề xuất tập trung vào các stablecoin được các nhà quản lý coi là quan trọng về mặt hệ thống, có khả năng làm gián đoạn các giao dịch thanh toán và quyết toán.

 

Hơn nữa, các chính trị gia đã tăng cường kêu gọi cho các quy định chặt chẽ hơn đối với stablecoin. Ví dụ: vào tháng 9 năm 2021, Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis (R-Wyoming) đã kêu gọi kiểm toán thường xuyên các tổ chức phát hành stablecoin, trong khi những người khác ủng hộ các quy định như đối với ngân hàng cho lĩnh vực này.

PiggyyPedia VN

Chia sẻ bài viết này: