arrow-menu

Chỉ số S&P 500 là gì?

Chỉ số S&P 500 hay Chỉ số Standard & Poor’s 500, là một chỉ số dựa trên giá trị vốn hóa thị trường của 500 công ty đại chúng hàng đầu tại Hoa Kỳ. Đây không phải là danh sách chính xác 500 công ty hàng đầu của Hoa Kỳ theo vốn hóa thị trường vì chỉ số cũng bao gồm những tiêu chí khác. Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 được coi là một trong những thước đo tốt nhất về hiệu suất của các cổ phiếu nổi bật tại Mỹ và rộng hơn là của thị trường chứng khoán nói chung.

Đọc thêm

Được viết bởi: PiggyyPedia VN

Tổng hợp ý chính cần nhớ

  • Chỉ số S&P 500 mô tả 500 công ty đại chúng hàng đầu của Hoa Kỳ, với trọng tâm chính là vốn hóa thị trường.
  • S&P là một chỉ số trọng số thả nổi (float-weighted), có nghĩa là vốn hóa thị trường của các công ty trong chỉ số được điều chỉnh theo số lượng cổ phiếu có sẵn để giao dịch công khai.
  • Do tính chuyên sâu và đa dạng, S&P 500 được nhiều người coi là một trong những thước đo tốt nhất cho các cổ phiếu lớn của Hoa Kỳ, và thậm chí toàn bộ thị trường chứng khoán.
  • Bạn không thể đầu tư trực tiếp vào S&P 500 vì đây là một chỉ số, nhưng bạn có thể đầu tư vào một trong các quỹ sử dụng chỉ số này làm điểm chuẩn, theo dõi thành phần và hiệu suất của nó.

 

Công thức và tính toán tỷ trọng cho S&P 500

 

S&P 500 sử dụng phương pháp tính trọng số vốn hóa thị trường, phân bổ tỷ lệ phần trăm cao hơn cho các công ty có vốn hóa thị trường lớn hơn.

 

Tỷ trọng công ty trong S&P = Vốn hóa thị trường của một công tyTổng vốn hóa thị trường của chỉ số

 

Xác định tỷ trọng của từng thành phần trong S&P 500 bắt đầu bằng việc cộng tổng vốn hóa thị trường cho chỉ số, bằng cách cộng vốn hóa thị trường của mỗi công ty trong chỉ số lại với nhau.

 

Giá trị vốn hóa thị trường của một công ty được tính bằng cách lấy giá cổ phiếu hiện tại nhân với số cổ phiếu đang lưu hành của công ty. May mắn thay, tổng vốn hóa thị trường của S&P 500 cũng như giá trị vốn hóa thị trường của các công ty riêng lẻ được công bố thường xuyên trên các trang web tài chính, giúp các nhà đầu tư không cần phải tính toán chúng.

 

Tỷ trọng của mỗi công ty trong chỉ số được tính bằng cách lấy vốn hóa thị trường của công ty chia cho tổng vốn hóa thị trường của chỉ số.

 

Các chỉ số S&P khác

 

S&P 500 là một thành viên của nhóm chỉ số S&P Global 1200. Các chỉ số phổ biến khác bao gồm S&P MidCap 400, đại diện cho các công ty vốn hóa trung bình và S&P SmallCap 600, đại diện cho các công ty có vốn hóa nhỏ. S&P 500, S&P MidCap 400 và S&P SmallCap 600 kết hợp chiếm 90% tổng vốn hóa của Hoa Kỳ trong một chỉ số được gọi là S&P Composite 1500.

 

Sự hình thành chỉ số S&P 500

 

S&P chỉ sử dụng cổ phiếu tự do thả nổi khi tính toán vốn hóa thị trường, nghĩa là cổ phiếu mà công chúng có thể giao dịch. S&P điều chỉnh vốn hóa thị trường của mỗi công ty để bù đắp cho các đợt phát hành cổ phiếu mới hoặc sáp nhập công ty. Giá trị của chỉ số được tính bằng tổng giá trị vốn hóa thị trường đã điều chỉnh của mỗi công ty và chia kết quả cho một ước số (divisor). Ước số là thông tin độc quyền của S&P và không được công bố ra công chúng.

 

Tuy nhiên, chúng ta có thể tính toán tỷ trọng của một công ty trong chỉ số, điều này có thể cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin có giá trị. Nếu một cổ phiếu tăng hoặc giảm, chúng ta có thể biết được liệu nó có thể tác động đến chỉ số tổng thể hay không. Ví dụ, một công ty có tỷ trọng 10% sẽ có tác động lớn hơn đến giá trị của chỉ số so với một công ty có tỷ trọng 2%.

 

S&P 500 là một trong những chỉ số của Mỹ được trích dẫn rộng rãi nhất vì chỉ số này đại diện cho các tập đoàn đại chúng lớn nhất ở Hoa Kỳ. S&P 500 tập trung vào khu vực vốn hóa lớn của thị trường Hoa Kỳ và cũng là một chỉ số float-weighted (một loại trọng số vốn hóa thị trường), nghĩa là giá trị vốn hóa thị trường của công ty được điều chỉnh theo số lượng cổ phiếu có sẵn để giao dịch công khai.

 

Lưu ý: Tái cân bằng gần đây nhất của S&P 500 được công bố vào ngày 3 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực trước khi thị trường mở cửa vào ngày 20 tháng 12 năm 2021. Các thành viên của S&P MidCap 400 là Signature Bank (SBNY), SolarEdge Technologies Inc. (SEDG) và FactSet Research Systems Inc. (FDS) đều được nâng lên thành S&P 500, thay thế các công ty thành viên Leggett & Platt Inc. (LEG), Hanesbrands Inc. (HBI) và The Western Union Co. (WU) —tất cả đều chuyển sang S&P MidCap 400.

 

Các chỉ số cạnh tranh với S&P 500

 

S&P 500 và DJIA

Một điểm chuẩn phổ biến khác của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ là Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones (DJIA). S&P 500 thường là chỉ số ưa thích của các tổ chức đầu tư dựa trên độ sâu và bề rộng của nó, trong khi đó DJIA trong lịch sử có liên quan đến các cổ phiếu lớn theo quan điểm của nhà đầu tư nhỏ lẻ. Các tổ chức đầu tư cho rằng S&P 500 đại diện chính xác hơn cho thị trường chứng khoán Hoa Kỳ vì chỉ số này bao gồm nhiều cổ phiếu hơn trên tất cả các lĩnh vực (500 so với 30 của DJIA).

 

Hơn nữa, S&P 500 sử dụng phương pháp tính trọng số vốn hóa thị trường, phân bổ tỷ lệ phần trăm cao hơn cho các công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn hơn, trong khi đó DJIA là chỉ số price-weighted (chỉ số có trọng số về giá) cho phép các công ty có giá cổ phiếu cao hơn chiếm tỷ trọng cao hơn trong chỉ số. Cơ cấu trọng số về vốn hóa thị trường có xu hướng phổ biến hơn so với cơ cấu có trọng số về giá trên các chỉ số của Hoa Kỳ.

 

S&P 500 và Nasdaq

Nasdaq là một thị trường điện tử toàn cầu để giao dịch chứng khoán. Có nhiều chỉ số thị trường chứng khoán bao gồm các cổ phiếu được giao dịch trên Nasdaq. Lưu ý rằng một cổ phiếu nhất định được bao gồm trong Chỉ số S&P 500 cũng có thể nằm trong một hoặc nhiều chỉ số Nasdaq khác nhau.

 

Các chỉ số chứng khoán Nasdaq được theo dõi nhiều nhất là: Chỉ số Nasdaq 100, bao gồm 100 cổ phiếu phổ thông lớn nhất, được giao dịch tích cực nhất niêm yết trên Nasdaq; Chỉ số Nasdaq Composite mà phương tiện truyền thông thường gọi đơn giản là “Nasdaq” (và bao gồm hơn 2500 cổ phiếu phổ thông giao dịch trên Nasdaq); Chỉ số cổ phiếu toàn cầu Nasdaq (NQGI – Nasdaq Global Equity Index) bao gồm các cổ phiếu quốc tế; và Chỉ số ngành bán dẫn PHLX (SOX – PHLX Semiconductor Sector Index) là phong vũ biểu hàng đầu về các cổ phiếu liên quan đến ngành bán dẫn; Chỉ số OMX Stockholm 30 (OMXS30), bao gồm 30 cổ phiếu được giao dịch tích cực trên Sở giao dịch chứng khoán Stockholm.

 

Chỉ số S&P 500 và chỉ số Russell

S&P 500 là một thành viên của bộ chỉ số do Standard & Poor tạo ra. Bộ chỉ số Standard & Poor giống với nhóm chỉ số Russell ở chỗ cả hai đều là chỉ số có trọng số về vốn hóa thị trường trừ khi có quy định khác (ví dụ như trong trường hợp của các equal-weighted indexes (chỉ số có tỉ trọng đều)).

 

Tuy nhiên, có hai điểm khác biệt lớn giữa việc hình thành 2 nhóm chỉ số S&P và Russell. Đầu tiên, Standard & Poor’s chọn các công ty thành viên thông qua một ủy ban, trong khi đó chỉ số Russell sử dụng công thức để chọn cổ phiếu nhằm đưa vào chỉ số. Thứ hai, không có sự trùng lặp tên cổ phiếu trong chỉ số S&P theo loại (style indexes – tăng trưởng so với giá trị), trong khi đó chỉ số Russell sẽ bao gồm cùng một công ty trong cả chỉ số theo loại “giá trị” và “tăng trưởng”.

 

S&P 500 và Vanguard 500

Quỹ chỉ số Vanguard 500 tìm cách theo dõi giá và hiệu suất của Chỉ số S&P 500 bằng cách đầu tư tổng tài sản ròng của mình vào các cổ phiếu bao gồm trong chỉ số và nắm giữ từng thành phần có tỷ trọng xấp xỉ với tỷ trọng của thành phần đó trong chỉ số S&P. Bằng cách này, quỹ hầu như không đi chệch khỏi S&P, được thiết kế để mô phỏng.

 

Lưu ý: S&P 500 là một chỉ số, vì vậy nó không thể được giao dịch trực tiếp. Những người muốn đầu tư vào các công ty bao gồm trong S&P phải đầu tư vào quỹ tương hỗ hoặc quỹ hoán đổi danh mục (ETF) theo dõi chỉ số, chẳng hạn như Vanguard 500 ETF (VOO).

 

Hạn chế của Chỉ số S&P 500

 

Một trong những hạn chế của S&P và các chỉ số có trọng số về vốn hóa thị trường khác phát sinh khi cổ phiếu trong chỉ số này bị định giá quá cao, nghĩa là chúng tăng cao hơn so với chứng quyền cơ bản của chúng. Nếu một cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số được định giá quá cao, thì cổ phiếu đó thường làm tăng giá trị hoặc giá tổng thể của chỉ số.

 

Vốn hóa thị trường tăng lên của một công ty không nhất thiết biểu thị các nguyên tắc cơ bản của công ty, vì nó phản ánh sự tăng về mặt giá trị của cổ phiếu tương quan với lượng cổ phiếu đang lưu hành. Do đó, các chỉ số có tỷ trọng đều (equal-weighted indexes) ngày càng trở nên phổ biến, theo đó biến động giá cổ phiếu của mỗi công ty có tác động ngang nhau đến chỉ số.

 

Ví dụ về vốn hóa thị trường của S&P 500

 

Để hiểu các cổ phiếu cơ bản ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số S&P, tỷ trọng thị trường riêng lẻ phải được tính bằng cách chia vốn hóa thị trường của mỗi công ty cho tổng vốn hóa thị trường của chỉ số. Dưới đây là một ví dụ về tỷ trọng của Apple trong chỉ số:

  • Apple Inc. (AAPL) đã báo cáo 16.71 tỷ cổ phiếu phổ thông cơ bản được phát hành và lưu hành trong hồ sơ hàng năm vào tháng 10 năm 2021 và có giá cổ phiếu là 173 đô la vào ngày 15 tháng 2 năm 2022.
  • Vốn hóa thị trường của Apple là 2.82 nghìn tỷ đô la (hoặc 16.32 tỷ x 173 đô la) tính đến ngày 15 tháng 2 năm 2022. Con số 2.82 nghìn tỷ đô la được sử dụng làm tử số trong phép tính chỉ số.
  • Tổng vốn hóa thị trường của S&P 500 là khoảng 40.15 nghìn tỷ đô la vào ngày 31 tháng 1 năm 2022, là tổng giá trị vốn hóa thị trường của tất cả các cổ phiếu trong chỉ số.
  • Tỷ trọng của Apple trong chỉ số xấp xỉ 7%, tương đương 2.82 nghìn tỷ USD chia cho 40.15 nghìn tỷ USD.

 

Nhìn chung, tỷ trọng thị trường của một công ty càng lớn, thì mỗi 1% thay đổi trong giá cổ phiếu sẽ có tác động càng nhiều đến chỉ số. Lưu ý rằng S&P hiện không cung cấp danh sách tổng cộng của tất cả 500 công ty trên trang web của mình, ngoài danh sách 10 công ty hàng đầu.

PiggyyPedia VN

Chia sẻ bài viết này: