arrow-menu

Bảo hiểm chủ nhà là gì?

Bảo hiểm chủ nhà là một hình thức bảo hiểm tài sản bao gồm những tổn thất và thiệt hại đối với nơi ở của một cá nhân, cùng với đồ đạc và các tài sản khác trong nhà. Bảo hiểm chủ nhà cũng cung cấp bảo hiểm trách nhiệm pháp lý đối với các tai nạn trong nhà hoặc trên các tài sản.

Đọc thêm

Được viết bởi: PiggyyPedia VN

Ý chính cần nhớ

  • Bảo hiểm chủ nhà là một hình thức bảo hiểm tài sản bao gồm những tổn thất và thiệt hại đối với ngôi nhà của một cá nhân và tài sản trong nhà.
  • Hợp đồng bảo hiểm thường bao gồm các hư hỏng bên trong, hư hỏng bên ngoài, mất mát hoặc hư hỏng tài sản cá nhân và tổn thất phát sinh khi trên tài sản.
  • Mọi hợp đồng bảo hiểm chủ nhà đều có giới hạn trách nhiệm, điều này quyết định số tiền bảo hiểm mà người được bảo hiểm sẽ nhận nếu có sự cố đáng tiếc xảy ra.
  • Không nên nhầm lẫn bảo hiểm chủ nhà với bảo hành nhà hoặc với bảo hiểm vay thế chấp.

 

Hiểu về Bảo hiểm Chủ nhà

 

Hợp đồng bảo hiểm chủ nhà thường bao gồm bốn loại sự cố đối với tài sản được bảo hiểm: hư hỏng bên trong, hư hỏng bên ngoài, mất mát hoặc hư hỏng tài sản / đồ đạc cá nhân và tổn thất xảy ra khi trên tài sản. Khi yêu cầu bồi thường về bất kỳ sự cố nào trong số này, chủ nhà sẽ chỉ phải trả số tiền là mức miễn thường (deductible – một phần số tiền tổn thất mà bên mua bảo hiểm phải tự gánh chịu).

 

Ví dụ, giả sử một công ty bảo hiểm bị yêu cầu bồi thường thiệt hại do nước gây ra bên trong ngôi nhà. Chi phí để đưa ngôi nhà trở về tình trạng có thể ở được – ước tính bởi người giám định bồi thường- là $10K. Nếu yêu cầu được chấp thuận, chủ nhà sẽ được thông báo về số tiền mức miễn thường phải trả, chẳng hạn như $4000, theo thỏa thuận hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Công ty bảo hiểm sẽ thanh toán chi phí còn lại, trong trường hợp này là $6K. Mức miễn thường trong hợp đồng bảo hiểm càng cao thì phí bảo hiểm hàng tháng hoặc hàng năm trên hợp đồng bảo hiểm chủ nhà càng thấp.

 

Mọi hợp đồng bảo hiểm chủ nhà đều có giới hạn trách nhiệm, điều này quyết định số tiền bảo hiểm mà người được bảo hiểm sẽ nhận nếu có sự cố đáng tiếc xảy ra. Các giới hạn tiêu chuẩn thường được đặt ở mức $100K, nhưng chủ hợp đồng có thể chọn giới hạn cao hơn. Trong trường hợp có yêu cầu bồi thường, giới hạn trách nhiệm pháp lý quy định tỷ lệ phần trăm trong số tiền bảo hiểm sẽ dành cho việc thay thế hoặc sửa chữa những hư hỏng đối với cấu trúc tài sản, đồ dùng cá nhân và chi phí sinh sống ở một nơi khác trong khi tài sản đó được sữa chữa.

 

Chiến tranh hoặc thiên tai như động đất, lũ lụt thường bị loại trừ khỏi các hợp đồng bảo hiểm chủ nhà tiêu chuẩn. Chủ nhà sống trong khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi những thảm họa thiên nhiên này có thể cần mua bảo hiểm đặc biệt để bảo đảm tài sản của họ khỏi lũ lụt hay động đất. Tuy nhiên, hầu hết các hợp đồng bảo hiểm chủ nhà cơ bản đều bao gồm các sự kiện như bão và lốc xoáy.

 

Bảo hiểm Chủ nhà và Vay thế chấp

 

Khi đăng ký vay thế chấp, chủ nhà thường được yêu cầu cung cấp bằng chứng bảo hiểm tài sản trước khi tổ chức tài chính cho vay bất kỳ khoản tiền nào. Nếu chủ nhà không có bảo hiểm tài sản khỏi những mất mát hoặc hư hỏng, thì ngân hàng có thể giúp họ mua một cái với một khoản phụ phí.

 

Các khoản thanh toán cho hợp đồng bảo hiểm chủ nhà thường được bao gồm trong các khoản thanh toán hàng tháng cho khoản vay thế chấp của chủ nhà. Ngân hàng cho vay nhận được khoản thanh toán sẽ phân bổ phần tiền chi trả bảo hiểm vào tài khoản ký quỹ. Khi hóa đơn bảo hiểm đến hạn, số tiền nợ sẽ được thanh toán từ tài khoản ký quỹ này.

 

Bảo hiểm Chủ nhà so với Bảo hành Nhà

 

Mặc dù có vẻ giống nhau, nhưng bảo hiểm chủ nhà lại khác với bảo hành nhà. Bảo hành nhà là một hợp đồng được thực hiện nhằm sửa chữa hoặc thay thế các hệ thống và thiết bị gia dụng như máy nước nóng, máy giặt/máy sấy, hồ bơi, etc. Những hợp đồng này thường hết hạn sau một khoảng thời gian nhất định, thường là 12 tháng và không bắt buộc chủ nhà phải mua để đủ điều kiện vay thế chấp. Bảo hành tại nhà bao gồm các vấn đề và sự cố do bảo trì kém hoặc hao mòn không thể tránh khỏi của các vật dụng — các trường hợp mà bảo hiểm chủ nhà không áp dụng.

 

Bảo hiểm Chủ nhà so với Bảo hiểm vay thế chấp

 

Hợp đồng bảo hiểm chủ nhà cũng khác với bảo hiểm vay thế chấp. Bảo hiểm vay thế chấp thường được yêu cầu bởi ngân hàng hoặc công ty cho vay thế chấp, đối với những người mua nhà trả trước dưới 20% chi phí của tài sản. Đây là một khoản phí bổ sung có thể được tính vào các khoản thanh toán thế chấp thông thường, hoặc được tính một lần khi khoản vay thế chấp được trả.

 

Bảo hiểm vay thế chấp bảo vệ người cho vay trong việc chịu thêm rủi ro từ người mua nhà không đáp ứng các yêu cầu vay thế chấp thông thường. Nếu người mua không trả được nợ, bảo hiểm vay thế chấp sẽ bồi thường. Về cơ bản, trong khi cả 2 bảo hiểm đều liên quan tới nhà ở, nhưng bảo hiểm chủ nhà bảo vệ chủ nhà còn bảo hiểm vay thế chấp bảo vệ người cho vay thế chấp.

 

Những điều khoản mà bảo hiểm chủ nhà sẽ không bồi thường

 

Như đã nói trên có một vài điều khoản mà người mua bảo hiểm chủ nhà cần phải lưu ý, vì chúng không nằm trong các hạng mục bồi thường của bảo hiểm. Điều này cần được lưu ý rõ đối với người mua vì họ thường nhầm lẫn về các quyền lợi của mình.

 

Lũ lụt: Nếu bạn đang nằm trong vùng thường xuyên xảy ra các thiên tai về lũ lụt hãy tìm hiểu về cách chính sách của loại bảo hiểm lũ lụt quốc gia. Việc mua loại bảo hiểm này có thể liên hệ với nhân viên bảo hiểm thuộc chương trình National Flood Insurance Program.

 

Động đất: Trong bảo hiểm chủ nhà thường sẽ không có quyền lợi này cho người mua, tuy nhiên lại có thể bổ sung vào cho người mua bảo hiểm chủ nhà hoặc người thuê nhà. Ngoài ra nếu có nhu cầu, chủ nhà cũng có thể lựa chọn mua một loại bảo hiểm độc lập với bảo hiểm chủ nhà.

 

Sạt lở: Loại bảo hiểm này khó mua vì đó là một hình thức chuyển động của trái đất, không nằm trong các hạng mục thiên tai có thể dự đoán. Do đó nếu muốn mua cần trao đổi với nhân viên tư vấn về các điều khoản cụ thể và quyền lợi của mình.

 

Lập danh sách định kỳ về tài sản trong nhà

 

Khi đăng ký những chương trình của bảo hiểm chủ nhà, công ty trước và sau khi bồi thường sẽ yêu cầu chủ nhà liệt kê danh sách các hạng mục tài sản. Khi xảy ra sự cố chúng ta thường sẽ không thể ổn định tâm lý để có thể nhớ được những gì liên quan quá rõ ràng về tài sản mà mình đã sở hữu.

 

Vì thế việc lập danh sách tài sản trong nhà cần được diễn ra định kỳ mỗi năm, hình thức và cách thức nộp bản danh sách này tùy thuộc vào công ty phát hành bảo hiểm. Nhìn chúng điều này có lợi cho cả 2 bên là người mua và bán bảo hiểm.

 

Nên yêu cầu hoặc thống nhất với công ty bán bảo hiểm về biểu mẫu liệt kê danh sách này để có thể đồng bộ theo dõi và kiểm soát các hạng mục tài sản. Có thể áp dụng hình thức online để tiện lợi trong việc cung cấp thông tin về bản danh sách này.

PiggyyPedia VN

Chia sẻ bài viết này: