arrow-menu

Bảo hiểm cháy nổ nhà ở và những ích lợi khi tham gia

Việc sở hữu một ngôi nhà là giá trị lớn đối với nhiều người. Để bảo vệ nhà và tài sản, nhiều người đã lựa chọn tham gia bảo hiểm cháy nổ nhà ở để được đảm bảo về giá trị kinh tế cho mình.

Đọc thêm

Được viết bởi: Piggyy

Bảo hiểm cháy nổ nhà ở là gì?

Bảo hiểm cháy nổ chung cư, bảo hiểm cháy nổ nhà ở là loại bảo hiểm dành cho nhà ở và tài sản trong nhà, trong trường hợp xảy ra các vụ cháy, nổ. Loại bảo hiểm này ngày càng được sử dụng phổ biến vì gần đây đã có nhiều nơi xảy ra cháy nổ chung cư, tòa nhà cao tầng,…

 

Bảo hiểm cháy nổ dành cho nhà ở có bắt buộc không?

Nhiều người khi mua nhà ở sẽ thắc mắc không biết bản thân có phải mua bảo hiểm cháy nổ hay không. Cụ thể về vấn đề này đã được quy định tại luật pháp nước ta. Đối với các ngôi nhà không bị nguy cơ cháy nổ thì không bắt buộc phải mua bảo hiểm này.

 

Như trường hợp nhà tại quê, cách xa nhau, đường điện không ảnh hưởng thì không cần dùng bảo hiểm cháy nổ. Tuy nhiên với, những địa điểm có khả năng xảy ra cháy nổ thì bắt buộc phải đóng loại bảo hiểm này. Điều này được quy định tại Khoản 1, Điều 2, Nghị Định số 23 năm 2018 của Chính Phủ Việt Nam.

 

Trong đó quy định rõ khu vực nhà ở, chung cư, khách sạn  diện tích rộng, từ 5 tầng trở lên thì phải có bảo hiểm cháy nổ để an toàn. 

 

Nếu không mua bảo hiểm cháy nổ nhà ở thì có sao không?

Nếu bạn thuộc đối tượng cần phải mua bảo hiểm mà lại không mua bảo hiểm theo quy định mà nhà nước đề ra thì chắc chắn sẽ bị xử phạt.

 

Cụ thể mức xử phạt dành cho đối tượng vi phạm quy định này là từ 10.000vnđ đến 30 triệu đồng. Tùy theo mức độ vi phạm ra sao mà áp dụng mức tiền phạt cho xứng đáng. Vì vậy, tốt nhất bạn nên mua bảo hiểm, vừa an toàn cho bản thân và tài sản, vừa tránh bị cơ quan pháp lý ghé thăm.

 

Cần đóng bảo hiểm nhà ở cho ai? Đơn vị nào?

Để đóng bảo hiểm nhà ở, nếu là chủ căn chung cư thì bạn chính là người sẽ phải đóng tiền bảo hiểm nhà. Bạn cần đóng tiền này cho nhà nước. Đối với trường hợp đi thuê chung cư thì bạn sẽ đóng khoản tiền bảo hiểm cho đơn vị chủ đầu tư ( chủ sở hữu căn chung cư bạn đang ở).

 

Thông tin này được nhà nước ta quy định trong điều 11, theo Luật nhà ở ban hành từ năm 2014 không sửa đổi.

 

Bảo hiểm nhà bao nhiêu tiền? 

Đối với câu hỏi cần đóng bao nhiêu tiền cho loại bảo hiểm này, chúng tôi xin trả lời như sau.

 

Mức phí bảo hiểm cần đóng ( theo mỗi năm )  = tiền bảo hiểm tối thiểu * tỷ lệ phí bảo hiểm.

 

Tại đây, tiền bảo hiểm tối thiểu chính là nói về giá trị thị trường tối thiểu dành cho tài sản ( nhà ở).

 

Hơn nữa, phí bảo hiểm cũng được chia ra khác nhau.

 

Phí 0,05%: áp dụng cho nhà chung cư có hệ thống chữa cháy tự động

 

Phí 0,15: áp dụng cho nhà chung cư không có hệ thống chữa cháy tự động.

 

Cả 2 trường hợp áp dụng phí trên đều tính cho đơn vị có tổng tiền bảo hiểm tài sản dưới 1000 tỷ. Nếu bạn đang ở khu vực chung cư có tổng mức phí bảo hiểm tài sản trên 1000 tỷ thì chủ đầu tư và bên mua nhà sẽ đàm phán về chi phí bảo hiểm cho nhà ở. 

 

Quyền lợi của người đóng bảo hiểm cháy nổ nhà ở

Nếu như bạn đóng bảo hiểm cháy nổ nhà ở thì bản thân sẽ được hưởng lợi khi có tình huống bất ngờ gây thiệt hại cho cho tài sản đem bảo hiểm, liên quan đến cháy, nổ. Cụ thể như: 

 

Cháy nổ bất ngờ: khi nhà bạn bị cháy nổ bất ngờ thì cơ quan bảo hiểm sẽ phải chịu trách nhiệm đền bù tài sản

 

Sét đánh: Nếu sét đánh trực tiếp gây cháy nổ và tổn hại đến tài sản trong nhà thì trong tình huống này bạn cũng được hưởng quyền lợi bảo hiểm, theo điều khoản trong hợp đồng.

 

Đồ đạc hư hỏng do bị cháy, chập, nổ: Lúc đó bạn chỉ cần gọi cơ quan bảo hiểm đến và thông báo vấn đề. Dựa trên điều luật bảo hiểm để xem xét, cơ quan bảo hiểm sẽ hỗ trợ chi trả cho bạn.

 

Thuê nhà nơi khác: nếu nơi sống bị cháy nổ gây khó khăn và không thể tiếp tục sinh hoạt thì cơ quan bảo hiểm sẽ tạo điều kiện để bạn được thuê nơi ở khác. Bên cạnh đó, đơn vị bảo hiểm cũng có thể có cách khác là chi trả lại khoản tiền cho tháng thuê nhà bạn bị ảnh hưởng bởi vấn đề này.

 

Đối với trường hợp mà bên bảo hiểm thoái thác trách nhiệm, bên mua bảo hiểm có thể khởi kiện với hợp đồng đầy đủ để giành lại quyền lợi cho mình. Mọi thông tin và biện pháp xử lý đều được giải quyết theo đúng quy định của nhà nước.

 

Bạn cũng nên lưu ý đọc kỹ phần bên dưới là các trường hợp không được hưởng bảo hiểm, để bản thân hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình

 

Lưu ý các trường hợp loại trừ bảo hiểm cháy nổ nhà ở

Dưới đây là một số trường hợp mà bạn cần lưu ý. Không phải cứ xảy ra cháy nổ thì đều được hưởng quyền lợi bảo hiểm bạn nhé.

 

Các trường hợp loại trừ bảo hiểm là:

  • Cháy nổ thiệt hại do động đất, núi lửa gây ra
  • Tài sản tự cháy nổ do tỏa nhiệt mạnh
  • Cháy nổ do nhà nước yêu cầu đốt bỏ
  • cháy do dọn dẹp
  • Cháy nhà, tài sản do đốt phá rừng ảnh hưởng
  • Tài sản cháy nổ sau một quá trình dùng nhiệt trước đó
  • Vũ khí dễ cháy nổ như nguyên liệu dùng cho vũ khí hạt nhân
  • Máy móc hay thiết bị điện hoạt động quá tải, rò rỉ điện, bị sét đánh nhưng không cháy nổ.
  • Bên mua cố ý gây cháy nổ
  • Hàng hóa, tiền, giấy tờ, vàng,… có thể hoặc không được ủy thác mà không thuộc tài sản được bảo hiểm trong hợp đồng.
  • Tài sản có bảo hiểm hàng hải
  • Thiệt hại cho bên thứ ba
  • Dữ liệu, phần mềm máy tính
  • Cháy nổ do ảnh hưởng từ an ninh, chính trị
  • Sụt lún do lũ lụt gây ra
  • Thiết bị điện đặt ngoài trời
  • Do cải tạo lại nhà và gây hư hại

 

Ngoài ra, nếu như doanh nghiệp hay cá nhân muốn mở rộng phạm vi bảo hiểm cháy nổ để bảo vệ tài sản thì vẫn được. Bạn có thể liên hệ các cơ quan bảo hiểm để có thể lập hợp đồng và đóng thêm phí cho tài sản của mình.

 

Số tiền bảo hiểm dành cho bảo hiểm cháy nổ nhà ở là bao nhiêu?

Xét trên phương diện giá trị tài sản lớn, có thể thấy rằng mức phí đóng bảo hiểm cũng không hề nhỏ. Vậy bạn sẽ được hưởng giá trị bảo hiểm bao nhiêu để xứng đáng với chi phí bỏ ra? Dưới đây là quy định cụ thể về số tiền bảo hiểm cho nhà ở trong trường hợp cháy, nổ bất ngờ.

 

Với tài sản không tăng giảm liên tục: số tiền bảo hiểm chính là giá trị thị trường dành cho tài sản tại thời điểm đem tài sản đi bảo hiểm.

 

Với tài sản thay đổi giá trị liên tục: số tiền bảo hiểm tính dựa trên giá trị trung bình/ giá trị tối đa của tài sản đem bảo hiểm ( do bên mua và bên bảo hiểm đàm phán ).

 

Với tài sản không xác định được giá trị: tiền bảo hiểm do 2 bên tự đàm phán.

 

Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm cháy nổ

Với trường hợp bạn có tài sản, nhà ở cần được cơ quan bảo hiểm bồi thường, các cơ quan sẽ làm việc theo nguyên tắc được cho phép. Cụ thể gồm có 3 nguyên tắc sau đây:

 

Thứ nhất: số tiền mà cơ quan bảo hiểm bồi thường cho bạn sẽ nhỏ hơn hoặc bằng số tiền bảo hiểm của tài sản mà bạn đóng bảo hiểm. Về tiền bảo hiểm thì ở mục trên chúng tôi đã chia sẻ, tiền bảo hiểm là số tiền theo giá trị của tài sản của bạn. Như vậy, theo hợp đồng thì số tiền bồi thường sẽ không lớn hơn giá trị tài sản bạn nhé.

 

Thứ hai, số tiền giảm trừ tiền bồi thường chỉ nhỏ hơn hoặc bằng 10% của tiền bồi thường. Tức là cơ quan bảo hiểm có thể đóng tối thiểu 90% tiền bồi thường cho bên bị thiệt hại. Trường hợp này áp dụng cho khu vực có nguy cơ cháy nổ cao mà không làm đúng theo kiến nghị về phương pháp phòng cháy chữa cháy được yêu cầu. Do đó, thiệt hại cháy nổ có thể tăng lên, gây ảnh hưởng cho cơ quan bảo hiểm.

 

Thứ ba, cơ quan bảo hiểm không cần bồi thường bảo hiểm cho những chi phí liên quan đến việc cháy nổ do gian lận mà bên mua thực hiện. Trường hợp này, người gian lận sẽ bị kiểm tra và xử phạt theo quy định hình sự mà nhà nước ban hành.

 

Mức khấu trừ bảo hiểm cháy nổ cho nhà ở

Theo quy định của nhà nước, nhà chung cư, nhà ở thuộc tài sản có mức khấu trừ loại A, do đó, mức khấu trừ bảo hiểm cháy nổ tối đa là 1% ( đối với tổng bảo hiểm tài sản là 1000 tỷ trở xuống). Đồng thời mức khấu hao này nhất định phải bằng hoặc lớn hơn mức khấu trừ bảo hiểm theo quy định sau (theo dõi bảng).

 

Bảng mức khấu trừ cơ sở dành cho nhà ở

Số tiền bảo hiểm ( triệu)Mức khấu trừ bảo hiểm ( triệu)
Nhỏ hơn hoặc bằng 2.0004
>2000 – 10.00010
>10.000 – 50.00020
>50.000 – 100.00040
>100.000 – 200.00060
>200.000100

 

Trường hợp tổng bảo hiểm dành cho tài sản lớn hơn 1000 tỷ thì bên mua và bên bảo hiểm sẽ có tính toán riêng để thỏa thuận, thống nhất.

 

Tra cứu bảo hiểm xã hội Việt Nam

Để tra cứu quá trình tham gia đóng bảo hiểm cháy nổ nhà ở, bảo hiểm cá nhân khác, bạn có thể tra cứu trực tiếp trên trang web baohiemxahoi.gov.vn. Đây là cổng thông tin của cơ quan bảo hiểm của nhà nước. Bạn có thể gõ tên, thông tin cá nhân sau đó bấm chữ Tra Cứu. Khi đó, các thông tin về ngày đóng bảo hiểm, quyền lợi,…sẽ hiện ra.

 

Một cách khác là tra cứu thông tin về bảo hiểm trên app ở điện thoại. Bạn tài app VssID  trên điện thoại về và sử dụng, tương tự trên web. Cách này sẽ chủ động hơn cho tất cả mọi người.

 

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức bảo hiểm cháy nổ nhà ở và cân nhắc mua bảo hiểm này để bảo vệ cho ngôi nhà và tài sản của mình.

Piggyy

״The secret of happiness, is not found in seeking more, but in developing the capacity to enjoy less״ - Socrates

Chia sẻ bài viết này: